NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 134

chúng ta có thể bắt đầu xây dựng câu chuyện: nguyên mẫu hệ thống trong
chương tiếp theo.

PHẢN HỒI TĂNG CƯỜNG: KHÁM PHÁ CÁCH THỨC

NHỮNG THAY ĐỔI NHỎ PHÁT TRIỂN

Nếu bạn ở trong một hệ thống phản hồi tăng cường, bạn có thể không

nhìn thấy những hành động nhỏ có thể phát triển thành những hệ quả lớn
như thế nào - kể cả tốt hơn hay xấu hơn. Xem xét hệ thống thường cho bạn
tác động đến cách nó hoạt động.

Ví dụ như những nhà quản lý thường thất bại trong việc đánh giá

phạm vi ảnh hưởng của họ đến kết quả của cấp dưới. Nếu tôi thấy một
người có tiềm năng lớn, tôi có sự chú ý đặc biệt đến anh ta để phát triển
tiềm năng đó. Khi anh ta thành công, tôi thấy sự đánh giá ban đầu của mình
là chính xác và tôi tiếp tục giúp đỡ anh ta. Ngược lại, những người mà tôi
cho là có rất ít tiềm năng phát triển bị buồn phiền vì không được đánh giá
cao và không được giúp đỡ, thể hiện kết quả không tốt, và củng cố thêm
trong suy nghĩ của tôi về sự thiếu quan tâm mà tôi dành cho họ.

Nhà tâm lý học Robert Merton lần đầu nhận ra hiện tượng này với cái

tên “sự tiên tri tự trở thành hiện thực”[9]. Nó cũng được gọi là “hiệu ứng
Pygmalion” phỏng theo một vở kịch nổi tiếng của George Bernard Shaw
(sau này trở thành vở nhạc kịch My Fair Lady - Quý bà xinh đẹp của tôi).
Shaw đặt tên vở kịch theo Pygmalion, một nhân vật trong thần thoại La Mã
và Hy Lạp cổ, người tin tưởng mãnh liệt vào sắc đẹp của bức tượng mà anh
ta tạc nên, đến nỗi bức tượng trở thành người thực.

[9]. Robert K. Merton, “The Self-Fulfilling Prophecy” (Sự tiên tri tự

trở thành hiện thực) trong Social Theory and Social Structure - Lý thuyết
xã hội và cấu trúc xã hội (Free Press, New York), 1968.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.