NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 133

những tiến trình phản hồi là một việc phí thời gian. Nhưng khi áp dụng với
những vấn đề liên quan đến sự phức tạp về động cơ thì khác.

PHẢN HỒI TĂNG CƯỜNG, PHẢN HỒI CÂN BẰNG VÀ SỰ

TRỄ NHỊP: NHỮNG VIÊN GẠCH NỀN TẢNG CHO SUY NGHĨ HỆ
THỐNG

Có hai loại tiến trình phản hồi khác biệt: tăng cường và cân bằng.

Những tiến trình phản hồi tăng cường hay khuếch đại (reinforcing feedback
process
) là động lực của sự phát triển. Bất cứ khi nào bạn ở trong một tình
trạng mà sự vật đang phát triển, bạn có thể chắc chắn là phản hồi tăng
cường đang hoạt động. Phản hồi tăng cường cũng có thể gây ra sự sụp đổ
nhanh chóng - một mẫu hình sụp đổ trong đó những sự sụt giảm nhỏ tự
khuếch đại thành những suy sụp lớn hơn, ví dụ như sự sụp đổ của ngân
hàng khi xảy ra hoảng loạn tài chính.

Phản hồi cân bằng hay ổn định (balancing feedback) hoạt động bất cứ

khi nào có một hành vi hướng-về-mục-đích (goal-oriented behaviour). Nếu
mục đích là đứng yên không thay đổi, thì phản hồi cân bằng sẽ hoạt động
giống như bộ phận thắng trong một chiếc xe hơi. Nếu mục đích là di
chuyển với tốc độ 60 dặm một giờ, thì phản hồi cân bằng sẽ khiến bạn tăng
tốc lên 60 dặm một giờ nhưng cũng không nhanh hơn. Mục đích có thể là
một chỉ tiêu rõ ràng, như khi công ty muốn đạt đến một thị phần nhất định,
hoặc có thể tiềm ẩn, như một thói quen xấu, tuy từ bỏ nhưng vẫn đeo theo
chúng ta.

Hơn nữa, nhiều tiến trình phản hồi bao gồm “sự trễ nhịp” (delays), sự

ngắt quãng của dòng tác động làm cho hệ quả của hành động xảy ra từ từ.

Tất cả những ý tưởng bằng ngôn ngữ của suy nghĩ hệ thống được xây

dựng từ những yếu tố đó, cũng như các câu tiếng Anh được xây dựng từ
các danh từ và động từ. Một khi chúng ta đã học các viên gạch nền tảng,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.