NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 164

Nhưng cũng có một bài học khác từ cấu trúc “giới hạn của tăng

trưởng”. Sẽ luôn luôn có những tiến trình bị giới hạn nhiều hơn. Khi một
nguồn lực giới hạn bị xóa bỏ hay bị yếu đi, sự tăng trưởng quay lại cho đến
khi một nguồn lực giới hạn khác xuất hiện. Những nhà lãnh đạo đầy kinh
nghiệm luôn tập trung vào những giới hạn tiếp theo, nỗ lực để hiểu được
bản chất của chúng và cách xác định chúng. Ở một vài bối cảnh, như sự
phát triển dân số sinh học, bài học cơ bản là cuối cùng sự phát triển đó sẽ
ngừng lại. Những nỗ lực để kéo dài sự phát triển bằng cách tháo bỏ những
giới hạn có thể ph tác dụng, báo trước ngày xuất hiện hậu quả, theo tốc độ
thay đổi các tiến trình tăng cường có thể tạo ra (như trường hợp câu chuyện
các bông súng ở Pháp) có thể sớm hơn chúng ta nghĩ.

LÀM THẾ NÀO TẠO RA CÂU CHUYỆN “NHỮNG GIỚI HẠN

CỦA TĂNG TRƯỞNG” CỦA CHÍNH BẠN

Cách tốt nhất để hiểu một nguyên mẫu là vẽ sơ đồ trường hợp của

chính bạn. Càng làm việc chủ động với những nguyên mẫu thì bạn càng trở
nên giỏi hơn trong việc nhận ra chúng và tìm thấy vị trí đòn bẩy.

Hầu hết mọi người có nhiều cấu trúc “giới hạn của tăng trưởng” trong

cuộc sống của họ. Cách dễ nhất để nhận ra chúng là thông qua các mô hình
hành vi. Có tình huống nào mọi việc trở nên tốt hơn lúc ban đầu, rồi sau đó
ngừng phát triển một cách bí ẩn? Một khi bạn gặp tình huống như thế, hãy
xem thử bạn có thể xác định các yếu tố thích hợp của các vòng lặp tăng
cường và cân bằng hay không[8].

[8]. Mẫu hình này và những mẫu hình “nguyên mẫu hệ thống” khác

được tạo ra dưới sự đồng ý của Hiệp Hội Đổi Mới (Innovation Associates),
theo đó chúng được dùng trong các buổi hội thảo Leadership and Mastery
and Business Thinking: A Systems Approach - Lãnh đạo, Làm chủ và Tư
duy kinh doanh: một cách tiếp cận hệ thống.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.