NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 205

chỉ ra một sự thiếu hụt trong mối quan tâm của xã hội hiện đại về vấn đề
phát triển con người:

Cho dù vì lý do gì, chúng ta quan tâm đến sự phát triển cảm xúc thấp

hơn so với sự phát triển về cơ thể và trí tuệ. Đó là một sự bất hạnh lớn bởi
vì sự phát triển cảm xúc đầy đủ tạo nên một lực đòn bẩy mạnh nhất trong
việc đạt đến tiềm năng đầy đủ của chúng ta[6].

[6]. William O’Brien, Character and the Cortion - Cá tính và công ty

(MA: SoL, Cambridge), 2006

“TẠI SAO CHÚNG TÔI MUỐN ĐIỀU ĐÓ”

O’Brien nói thêm “Sự phát triển toàn diện của nhân viên là cần thiết

cho việc đạt được mục tiêu xuất sắc của công ty”. Mặc dù trong kinh
doanh, yêu cầu đạo đức dường như thấp hơn so với các hoạt động khác,
“Chúng tôi tin rằng không có sự đánh đổi cơ bản nào giữa những phẩm chất
đạo đức trong cuộc sống và những thành công kinh tế. Chúng tôi tin rằng
mình có thể có được cả hai. Tóm lại, chúng tôi tin rằng, trong dài hạn, càng
thực hành các phẩm chất đạo đức trong cuộc sống thì càng đạt được nhiều
thành công trong kinh doanh”.

Về cơ bản O’Brien diễn giải theo cách của mình về lý do các tổ chức

nên hỗ trợ cho sự “hoàn thiện cá nhân” - bằng cách này hay cách khác họ
bày tỏ cam kết với sự phát triển của nhân viên. Người có hoàn thiện cá
nhân cao thường cam kết chặt chẽ hơn. Họ chủ động hơn, có tinh thần trách
nhiệm rộng và sâu sắc hơn, học hỏi nhanh hơn. Với những lý do trên, nhiều
tổ chức tán thành một cam kết khuyến khích sự phát triển cá nhân cho nhân
viên bởi vì họ tin rằng việc đó sẽ làm tổ chức mạnh hơn.

Nhưng O’Brien có lý do khác để theo đuổi hoàn thiện cá nhân, một lý

do gần gũi hơn:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.