NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 219

Thấu hiểu sự căng thẳng sáng tạo sẽ chuyển hóa cách nhìn nhận “thất

bại”. Thất bại đơn giản chỉ là sự hụt hơi so với mục tiêu, bằng chứng cho
khoảng cách giữa tầm nhìn và thực tại. Thất bại là một cơ hội để học tập -
về hình ảnh sai lệch của thực tại, về những chiến lược không hiệu quả như
mong đợi, về sự rõ ràng của tầm nhìn. Thất bại không phải sự thiếu tư cách
hay sự bất lực. Ed Land, người sáng lập và Chủ tịch của Polaroid trong
nhiều thập kỷ, nhà phát minh ra công nghệ chụp hình lấy ngay, đã viết lên
tường của mình câu nói:

“Một sai lầm là một sự kiện trong đó lợi ích đầy đủ của nó chưa được

chuyển thành lợi thế của bạn”.

Thấu hiểu sự căng thẳng sáng tạo sẽ phát triển được khả năng chịu

đựng và tính kiên nhẫn cho bạn. Trong một hội thảo của chúng tôi, một
giám đốc người Nhật đã bày tỏ quan điểm của ông ta về cách đánh giá thời
gian khác nhau giữa người Nhật và người Mỹ. Ông nói “Những doanh
nghiệp Mỹ đến Nhật thương thảo hợp đồng kinh doanh thường cho rằng
người Nhật kín đáo và không đi ngay vào vấn đề cần bàn thảo. Người Mỹ
đến Nhật với một lịch trình năm ngày làm việc được lập kế hoạch rất sít sao
và muốn lao vào việc ngay. Thay vào đó người Nhật đón tiếp họ bằng một
buổi tiệc trà trang trọng, lịch sự; và không bao giờ bàn thẳng vào vấn đề.
Ngày qua ngày, người Nhật vẫn giữ thái độ nhàn nhã trong khi người Mỹ
nóng vội như bị kiến bò. Thời gian, đối với người Mỹ là kẻ thù, còn đối với
người Nhật là đồng minh”.

Nói rộng hơn, đối với nhiều người chúng ta thực tại là kẻ thù. Chúng

ta không nỗ lực vì điều mình muốn mà để sáng tạo mà bị những gì chúng ta
có trong thực tại thúc ép. Theo lý luận này thì càng sợ, càng ghét thực tại
của mình thì chúng ta càng “có động cơ” thay đổi. “Hoặc mọi việc phải trở
nên đ tệ hại, hoặc con người sẽ không thay đổi triệt để”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.