NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 221

Cả hai đều cực kỳ quan trọng như nhau để hình thành căng thẳng sáng

tạo. Hoặc theo cách nói của Fritz “Con người sáng tạo thật sự biết rằng tất
cả sự sáng tạo đạt được thông qua làm việc dưới sự ép buộc. Nếu không có
sự ép buộc thì không có sự sáng tạo”.

“MÂU THUẪN CẤU TRÚC”: SỨC MẠNH CỦA SỰ BẤT LỰC

Nhiều người, ngay cả những người rất thành công, nuôi dưỡng những

niềm tin vững chắc trái ngược với hoàn thiện cá nhân của họ. Thường thì
những niềm tin này ở bên dưới nhận thức. Để hiểu ý tôi, hãy thử thí nghiệm
sau. Hãy nói to câu “Tôi có thể tạo ra cuộc sống của chính mình y như
mong muốn, ở tất cả khía cạnh - công việc, gia đình, các quan hệ, cộng
đồng và thế giới rộng lớn”. Hãy chú ý đến phản ứng bên trong với khẳng
định này, “tiếng thì thầm” trong đầu bạn. “Ai đang đùa thế?” “Hắn không
thật sự tin vào điều đó”. “Trong đời sống cá nhân và công việc thì được -
nhưng không thể được với ‘cộng đồng’ và ‘thế giới rộng lớn’” “Dù gì đi
nữa thì tôi đâu có quan tâm điều gì về ‘thế giới rộng lớn’?” Tất cả những
phản ứng này là bằng chứng của niềm tin bên trong.

Fritz, người từng làm việc với hàng vạn người để phát triển năng lực

sáng tạo của họ, đã kết luận rằng thực tế tất cả chúng ta có một “niềm tin
chi phối là chúng ta không thể hoàn thành mong muốn của mình”. Niềm tin
này từ đâu đến? Fritz cho rằng nó là một hệ quả không thể tránh được của
quá trình trưởng thành:

“Khi còn nhỏ chúng ta học về những hạn chế của mình. Dạy cho trẻ

em học về những hạn chế quan trọng với sự tồn tại của chúng là chính xác.
Nhưng thường thì việc học tập này quá khái quát. Chúng ta thường được
bảo rằng chúng ta không thể có hoặc không thể làm được một số việc nhất
định, vì vậy chúng ta dễ đi đến giả định rằng mình không có năng lực đạt
được điều mình muốn”[14].

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.