NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 237

hiểu được rằng bức tranh không thay đổi về cơ bản, tầm nhìn nguyên thủy
giữ nguyên không thay đổi dù cho hình thức thể hiện có như thế nào[19].

[19]. Đã được nêu trong quyển The Path of Least Resistance - Con

đường kháng cự ít nhất của Fritz.

HOÀN THIỆN CÁ NHÂN VÀ NGUYÊN LÝ THỨ NĂM

Khi từng cá nhân thực hành nguyên lý hoàn thiện cá nhân, nhiều thay

đổi sẽ dần xảy ra trong họ. Nhiều thay đổi rất tinh vi và không dễ nhận
thấy. Bên cạnh việc làm rõ các cấu trúc phân biệt hoàn thiện cá nhân như là
một nguyên lý (chẳng hạn sự căng thẳng sáng tạo, căng thẳng cảm xúc và
mâu thuẫn cấu trúc), tầm nhìn hệ thống cũng thắp sáng những mặt tinh tế
hơn của hoàn thiện cá nhân - đặc biệt như: kết hợp lý trí với trực giác; liên
tục nhận ra nhiều hơn sự kết nối của chúng ta với thế giới; sự đồng cảm, và
cam kết với tổng thể.

KẾT HỢP LÝ TRÍ VÀ TRỰC GIÁC

Theo một câu chuyện Hồi giáo cổ, một người mù đi lạc trong một khu

rừng và vấp ngã. Khi anh ta mò mẫm dưới đất thì mới biết rằng mình ngã
trúng một người què. Người mù và người què bắt chuyện với nhau, than
thở cho số phận của mỗi người. Người mù nói “Tôi đã đi lang thang trong
khu rừng rất lâu mà không thể tìm thấy lối ra”. Người què nói “Tôi đã nằm
trong khu rừng này rất lâu mà không thể đứng lên đi được”. Đang ngồi nói
chuyện thì bỗng dưng người què kêu lên “Tôi tìm ra cách rồi. Anh cõng tôi
lên vai và tôi sẽ chỉ đường cho anh đi. Cùng hợp sức thì anh và tôi sẽ tìm
được cách ra khỏi rừng”. Theo người xưa thì người mù tượng trưng cho lý
trí. Người què tượng trưng cho trực giác. Chúng ta sẽ không tìm ra cách ra
khỏi rừng chừng nào chưa học được cách kết hợp cả hai.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.