NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 250

họ đã dàn cảnh để chúng tôi đến tham quan”. Ngày nay chúng ta đều biết
rằng các nhà máy đó là thật, một minh họa cho hệ thống quản lý hàng tồn
kho “Just-in-time” mà người Nhật đã áp dụng nhiều năm để giảm triệt để
khối lượng nguyên vật liệu chờ đưa vào sản xuất trong toàn hệ thống. Có
thể vài năm sau các công ty Mỹ sẽ cố gắng theo kịp các phương thức sản
xuất mang tính cách mạng đó... nhưng vào buổi chiều đó các nhà quản trị
Detroit không nhận ra được điều gì để cảnh báo công ty của họ.

Hay thử xem xét quan niệm chi phối ba đại gia xe hơi Detroit tại Mỹ

trong nhiều thập kỷ (và thậm chí ngày vẫn có người tiếp tục tin vào đó)
rằng người tiêu dùng Mỹ quan tâm nhất là kiểu dáng. Căn cứ theo nhà tư
vấn quản lý Ian Mitroff, những niềm tin về kiểu dáng đó là một phần của
hàng loạt giả thiết kéo dài và không bị nghi ngờ về thành công của General
Motors:[4]

[4]. Ian Mitroff, Break-Away Thinking - Tư duy đột phá (NXB John

Wiley, New York), 1988

GM là doanh nghiệp sản xuất ra tiền, không phải là xe hơi.

Xe hơi là biểu tượng hàng đầu về địa vị. Chính vì vậy kiểu dáng quan

trọng hơn chất lượng.

Thị trường xe hơi của Mỹ cách ly khỏi phần còn lạithế giới.

Công nhân không có ảnh hưởng quan trọng gì đến năng suất và chất

lượng sản phẩm.

Mọi người trong hệ thống không cần phải hiểu nhiều hơn phận sự của

mình trong hoạt động kinh doanh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.