NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 253

quản lý hàng tồn kho. Dù có cuộc thử nghiệm mới, Mô hình tư duy cũ vẫn
tồn tại và hoạt động.

Quán tính của những Mô hình tư duy đã cắm rễ sâu có thể vượt qua cả

những hiểu biết mang tính hệ thống sâu sắc nhất. Đây là một bài học cay
đắng cho nhiều nhà cung cấp những công cụ quản lý mới, chứ không chỉ
cho những ai ủng hộ suy nghĩ hệ thống.

Nhưng nếu những Mô hình tư duy có thể cản trở việc học tập - níu

chặt các công ty và ngành công nghiệp trong những cách hành xử lạc hậu -
tại sao chúng lại không thúc đẩy việc học tập? Qua thời gian câu hỏi đơn
giản này trở thành động lực cho các nguyên lý chuyển những Mô hình tư
duy thành bề nổi và thử thách, cải thiện chúng.

ẤP Ủ MỘT QUAN ĐIỂM KINH DOANH MỚI

Có lẽ tập đoàn đầu tiên khám phá ra sức mạnh tiềm năng của những

Mô hình tư duy trong việc học tập là Royal Dutch/Shell. Mặc dù câu
chuyện khởi đầu từ một phần tư thế kỷ trước, hành trình phát triển sự đồng
lòng xây dựng một doanh nghiệp toàn cầu, đa văn hóa của Shell vẫn đáng
học hỏi ngày nay. Khởi đầu của câu chuyện là khi sự hỗn loạn trong ngành
dầu khí xuất hiện, với sự thành lập của OPEC.

Ngay từ đầu, Shell là một doanh nghiệp đa văn hóa: công ty thành lập

từ 1907 từ một “thỏa thuận danh dự” giữa Royal Dutch Petroleum và công
ty thương mại và vận tải Shell ở London. Những nhà quản lý của Shell đã
phát triển một phong cách quản lý mà họ tự gọi là “phong cách đồng
thuận”, tôn trọng những quan điểm văn hóa khác nhau. Nhưng khi công ty
phát triển thành hơn một trăm công ty con trên khắp thế giới với các nhà
quản lý đến từ rất nhiều nền văn hóa khác nhau, mọi người nhận ra rằng họ
đang phải nỗ lực xây dựng sự đồng thuận vượt qua quá nhiều sự khác biệt,
ngăn cách về phong cách và nhận thức.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.