NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 269

khái niệm đơn giản và giải thích chúng bằng những khái niệm này. Nhưng
chính sức mạnh của chúng ta trong vệc lý luận bằng những khái niệm trừu
tượng cũng hạn chế việc học của chúng ta, khi chúng ta không nhận thức
được bước nhảy của mình từ những khái niệm cụ thể đến khái niệm trừu
tượng.

[11]. “Castles in the sky”, ý nói những kế hoạch hay hy vọng có rất ít

khả năng xảy ra - ND.>

[12]. G. A. Miller, The magical number seven plus or minus two: Some

limits on our capacity for processing information - Cộng thêm số 7 huyền
bí hay trừ đi 2: một số giới hạn của khả năng chúng ta trong việc xử lý
thông tin, Psychological Review, quyển 63, trang 81-97, 1956

Chẳng hạn, bạn có bao giờ nghe câu nói như “Laura không quan tâm

đến người khác” và thắc mắc về giá trị của câu nói đó không? Giả sử Laura
là một sếp hay một đồng nghiệp với những thói quen mà một số người khác
đã để ý. Cô ta rất hiếm khi khen ngợi ai. Cô thường nhìn đi chỗ khác khi
người ta nói chuyện với cô và rồi quay sang hỏi “Ông vừa nói gì vậy?”. Có
lúc cô còn cắt ngang lời người khác, không bao giờ thèm đi dự tiệc và trong
những buổi đánh giá thành tích của nhân viên, cô ta chỉ ậm ừ vài câu rồi
đuổi nhân viên ra. Chính vì vậy, những đồng nghiệp của Laura luôn có thể
kết luận rằng cô ta “không quan tâm đến người khác”. Ai cũng đồng ý với
điều này, dĩ nhiên chỉ trừ Laura, vì cô cảm thấy mình luôn quan tâm đến
người khác.

Điều xảy ra với Laura là đồng nghiệp của cô đã minh họa cho “bước

nhảy trừu tượng”. Họ đã thay thế nhiều hành vi cụ thể bằng một câu nói
khái quát: “không quan tâm đến người khác”. Quan trọng hơn là họ bắt đầu
xem sự khái quát này là một dữ kiện. Chẳng ai cần thắc mắc xem Laura có
phải là người như thế hay không. Điều này là hiển nhiên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.