NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 277

hộ mà không tìm hiểu sẽ sinh ra nhiều ủng hộ hơn. Thật ra, có một nguyên
mẫu các hệ thống mô tả điều sẽ tiếp tục xảy ra, được gọi là “sự leo thang”.
Nó cũng có cấu trúc giống cuộc chạy đua vũ trang.

A càng cãi lại dữ dội thì B càng thấy mình bị đe dọa nhiều hơn. Chính

vì vậy, B càng đáp trả mạnh mẽ hơn nữa. Rồi thì A càng phản công dữ dội
hơn nữa. Và tiếp tục. Những nhà quản lý thường nhận thấy sự leo thang
làm kiệt sức đến nỗi họ thường tránh công khai những điều mâu thuẫn
nhau. “Thật là tai họa”.

Hậu quả hòn tuyết lăn (snowball effect) của việc củng cố sự ủng hộ có

thể được dừng lại bằng cách bắt đầu đặt một vài câu hỏi. Những câu hỏi
đơn giản như “Điều gì đã làm cho anh có thái độ như thế?” và “Anh có
minh họa được điểm đó với tôi không?’ (Anh có thể đưa ra vài “dữ liệu”
hoặc kinh nghiệm để giải thích cho điều đó không?”) có thể “bơm” một
chút tìm hiểu (inquiry) vào cuộc thảo luận.

Chúng tôi thường ghi âm lại những buổi họp của đội ngũ quản lý mà

chúng tôi đang làm việc cùng nhằm phát triển những kỹ năng hệ thống.
Một dấu hiệu của đội nhóm đang gặp vấn đề là có rất ít câu hỏi, ngay cả
trong những cuộc họp kéo dài nhiều giờ liền. Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng quả
thật tôi đã từng tham dự những cuộc họp trong ba tiếng đồng hồ mà không
ai đặt lấy một câu hỏi! Bạn không cần phải là một chuyên gia “khoa học

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.