đây biến mất”, Nguyên lý về hoàn thiện bản thân bắt đầu với việc gạn lọc
những điều thực sự quan trọng trong cuộc sống theo những khao khát lớn
nhất của chúng ta.
Ở đây tôi chú trọng nhất là sự liên kết giữa học tập cá nhân và học tập
tổ chức, trong những cam kết qua lại giữa cá nhân và tổ chức, và trong tinh
thần đặc biệt của một tổ chức được tạo nên từ những người học tập.
Mô hình tư duy (Mental Models). Các mô hình tư duy là những giả
định, sự suy diễn, hay thậm chí là những hình ảnh đã ăn sâu trong suy nghĩ
và ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận thế giới và cách chúng ta hành
xử. Thường khi chúng ta không tỉnh táo nhận ra được các mô hình tư duy
hay những tác động của chúng đến hành vi của chúng ta. Ví dụ, khi nhìn
thấy một đồng nghiệp ăn mặc rất lịch sự, chúng ta sẽ tự nói với mình “cô ấy
giống người ở tỉnh mới lên thành phố”. Còn khi thấy người khác ăn bận tồi
tàn, chúng ta có thể cảm thấy “anh ta không quan tâm đến người khác nghĩ
gì về mình”. Các mô hình tư duy theo kiểu điều gì có thể hay không thể
thực hiện trong những bối cảnh quản lý khác nhau còn ăn sâu vào suy nghĩ
hơn thế. Nhiều phương thức kinh doanh mới hoặc hoạt động của tổ chức
thất bại trong thực tế do chúng mâu thuẫn với các mô hình tư duy ngầm đầy
quyền lực.
Ví dụ, trong những năm đầu thập niên 1970, Royal Dutch/Shell là một
trong những tổ chức lớn đầu tiên hiểu được sự lan tỏa ảnh hưởng của
những mô hình tư duy ngầm. Shell đã gặt hái thành công trong thập niên
1970 và 1980 (từ một công ty đứng cuối bảng dầu mỏ lớn vươn lên đứng
đầu cùng với Exxon) suốt một thời kỳ thay đổi chưa từng có của ngành dầu
mỏ thế giới - sự thành lập của khối OPEC, sự dao động thất thường của giá
và sản lượng dầu mỏ, và cuối cùng là sự tan rã của Liên Xô. Đó là nhờ việc
học cách làm lộ diện và thử thách mô hình tư duy của những nhà quản lý,
coi đó là nguyên lý chuẩn bị cho sự thay đổi. Arie de Geus, điều phối viên
lập kế hoạch tập đoàn của Shell trong thập niên 1980, cho rằng sự thích