cho người sử dụng”, ý tưởng đã đưa những máy tính dễ sử dụng và thân
thiện trở thành dòng máy tính phổ biến cho công chúng.>
Khi có một tầm nhìn thật sự (đối ngược với khái niệm quá quen thuộc
“tuyên bố về tầm nhìn” - vision statement), con người trở nên nổi trội và
học tập, không chỉ vì họ được bảo phải làm thế, mà còn bởi do họ tự muốn
thế. Nhưng nhiều nhà lãnh đạo có những tầm nhìn cá nhân mà không bao
giờ chuyển đổi chúng thành tầm nhìn chung làm động lực cho tổ chức.
Thường thì, tầm nhìn chung của một công ty xoay quanh uy tín của một vị
lãnh đạo, hay quanh một khủng hoảng tạm thời kích thích mọi người.
Nhưng nếu được chọn lựa, hầu hết người ta chọn theo đuổi một mục tiêu
cao quý, không chỉ vào lúc khủng hoảng mà vào mọi lúc. Điều còn thiếu là
một nguyên lý để chuyển đổi tầm nhìn cá nhân thành tầm nhìn chung -
không phải là một “quyển sách dạy nấu ăn” mà là một tập hợp những
nguyên tắc và bài thực hành.
Việc áp dụng tầm nhìn chung đòi hỏi những kỹ năng khai phá “viễn
cảnh tương lai” chung, khuyến khích sự cam kết thực sự và sự tham gia
hơn là sự phục tùng. Bằng cách nắm vững nguyên lý này, các nhà lãnh đạo
học được sự phản tác dụng của việc cố tuyên bố hay trưng ra cho có một
tầm nhìn mà không có lòng chân thành.
Học tập đội nhóm (Team Learning). Làm thế nào mà một nhóm
những nhà quản lý với chỉ số thông minh IQ cá nhân trên 120 lại có một chỉ
số IQ chung là 63? Nguyên lý về học tập đội nhóm có thể giải quyết nghịch
lý này. Chúng ta biết rằng những đội nhóm có thể học tập; trong thể thao,
trong nghệ thuật, trong khoa học và thậm chí đôi khi trong kinh doanh, có
những ví dụ ấn tượng trong đó trí thông minh của đội nhóm vượt quá trí
thông minh của từng cá nhân trong nhóm, và các đội nhóm phát triển năng
lực phi thường trong các hành động phối hợp. Khi các đội nhóm thật sự học
tập, họ không chỉ tạo ra những kết quả phi thường, mà từng thành viên còn
phát triển nhanh hơn trong những môi trường khác.