PHỤ LỤC 3: TIẾN TRÌNH HÌNH CHỮ U
Tiến trình hình chữ U được phát triển bởi C. Otto Scharmer, Joseph
Jaworski, Adam Kahane, và nhiều đồng nghiệp của họ như là một cách để
thiết kế và định hướng những tiến trình học tập tập thể sâu sắc[1]. Thật sự
nó có thể cung cấp một khung mẫu cho việc tổ chức cách áp dụng năm
nguyên lý học tập (xem Hình 1).
[1]. Senge, và các đồng tác giả, Presence: An Exploration of Profound
Change in People, Organizations, and Society (NXB Doubleday/Currency,
New York), 2005; Adam Kahane, Solving Tough Problems (NXB Berrett-
Koehler), 2005; vàOtto Scharmer, Theory U (NXB Mass.: SoL,
Cambridge), 2006.
Tiến trình hình chữ U giúp một nhóm cùng nhau thực hiện:
1. Cảm nhận (sensing): tìm hiểu sâu sắc về những mô hình tư duy của
họ thông qua việc nhìn nhận thực tại vượt quá những rào cản (filter) của họ.
2. Hiện diện (presencing): từ bước trên chuyển đến một tiến trình kết
nối sâu sắc với mục đích và tầm nhìn, một cách cá nhân và tập thể.
3. Nhận biết (realizing): sau đó chuyển thành nguyên mẫu một cách
nhanh chóng để chuyển đổi những tầm nhìn thành những mô hình làm việc
cụ thể, từ đó thu về những phản hồi và tạo ra những điều chỉnh hơn nữa.
Trong khi năm nguyên lý có thể được sử dụng trong tất cả ba giai đoạn
của tiến trình chữ U nói trên, chúng tự nhiên được nhấn mạnh trong những