NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 96

ứng là do họ quá tập trung vào các sự kiện tuần này qua tuần khác. Hầu hết
người chơi bị dồn nén bởi sự thiếu hụt hàng tồn kho, ham muốn đặt thêm
hàng, sự bực bội với việc giao hàng trễ. Khi được đề nghị giải thích lý do
quyết định của mình, họ đưa ra các “giải thích theo sự kiện” (event
explanations) điển hình: “Tôi đã đặt 40 xe bia ở Tuần 11 bởi vì cửa hàng
bán lẻ của tôi đặt 36 xe bia và làm cạn sạch tồn kho của tôi.” Chừng nào
còn cố chấp tập trung vào các sự kiện, thì họ còn ở trong tình trạng phản
ứng.

Tầm nhìn hệ thống cho thấy có nhiều mức độ đa dạng trong việc giải

thích ở bất kỳ hoàn cảnh phức tạp nào, như đề cập trong biểu đồ bên dưới.
Ở một khía cạnh nào đó, tất cả đều “thật” như nhau, nhưng sự hữu ích của
chúng thì hoàn toàn khác nhau. Giải thích qua sự kiện - “ai đã làm điều gì
với ai” - buộc những người sử dụng nó luôn trong tư thế phản ứng. Như đã
nói trước đây, giải thích qua sự kiện là kiểu giải thích phổ biến nhất trong
văn hóa thời đại này, và đó chính là lý do tại sao quản lý kiểu phản ứng lại
đang thịnh hành như vậy.

Những giải thích kiểu “Mô hình hành vi” (Pattern of behaviour) tập

trung quan sát các xu hướng dài hạn hơn, và đánh giá ý nghĩa của các xu
hướng. Ví dụ như trong trò chơi bia, một giải thích kiểu mô hình hành vi sẽ
là: “Các hệ thống phân phối/sản xuất vốn dĩ thiên về các chu kỳ và tính
không ổn định, mà càng trở nên nghiêm trọng hơn ở các vị trí sau cửa hàng
bán lẻ. Do đó, sớm hay muộn, các khủng hoảng nghiêm trọng có thể xảy ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.