3
Nguyễn Trường Tộ bàn về tự do tôn
giáo
T
rước khi có hiệp ước, Tự Đức ra chỉ dụ bắt giết tất cả giáo sĩ Công
giáo và bắt "phân sáp" toàn thể giáo dân chia ra các làng lương dân để kiểm
soát và khống chế. Khi có hiệp ước, tất nhiên các giáo sĩ ngoại quốc và giáo
dân vui mừng. Tuy thế vẫn còn những giáo sĩ bản quốc và tín hữu sĩ phu,
tiêu biểu hơn cả là linh mục Đặng Đức Tuấn và nhân sĩ Nguyễn Trường Tộ
cho rằng đế quốc Tây phương chỉ lấy cớ cấm đạo để xâm chiếm nước ta,
mặc dầu việc cấm đạo là có thật. Cho nên linh mục Đặng Đức Tuấn đề nghị
với Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp "Đòi bồi thì chịu, đừng giao tỉnh
thành" khi ký hiệp ước Nhâm Tuất
. Còn Nguyễn Trường Tộ đệ đạt lên
triều đình Tự Đức bản điều trần Bàn về tự do tôn giáo (Giáo môn luận)
ngày 29.3.1863 với nội dung chủ yếu như sau:
"Trộm nghĩ rằng cái đức lớn của trời đất là sự sống. Sống là gì? Là
làm cho muôn vật đều được bảo toàn thiên tính của nó. Vì vậy mà trên trời
có sao sáng mây đẹp thì cũng có gió lớn mưa to; dưới đất có lúa tươi thóc
tốt thì cũng có cỏ xấu sâu độc. Tuy tốt xấu khác nhau nhưng đều được sinh
nở không cái nào bị hại. Như vậy mới sáng tỏ cái đại toàn của trời đất.
Chứ cái gì đẹp thì tô bồi, cái gì xấu thì dẹp bỏ, cái gì hay thì che chở, cái gì
dở thì hủy hoại thì không làm sao thấy được cái vĩ đại, cái kỳ diệu của tạo
vật...
Vua đối với dân, xem bề ngoài tuy có tôn ty khác nhau, nhưng bề
trong cũng cùng một lẽ sinh thành của tạo vật mà thôi. Tạo vật đối với
muôn loài, các việc ăn nghỉ ham muốn đều được theo xu hướng của nó,