9
Tự Đức đối với Võ Duy Dương,
Trương Định, Trương Tuệ và bản thảo
thư gửi Tây soái của Nguyễn Trường
Tộ
D
ưới triều Nguyễn, đất nước ta lâm cảnh rối ren tột bậc ở buổi đầu
Pháp đến xâm chiếm: năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh phá
Đà Nẵng; năm 1859, liên quân ấy vào đánh chiếm thủ phủ Gia Định (Sài
Gòn); năm 1862, Phan Thanh Giản ký hòa ước Nhâm Tuất nhượng cho
Pháp ba tỉnh Gia Định - Biên Hòa - Định Tường và Côn Đảo làm thuộc địa;
năm 1863, sứ đoàn Phan Thanh Giản đi Pháp mưu cầu chuộc lại những tỉnh
đã mất; năm 1864, Aubaret tới Huế thương lượng hiệp ước để Việt Nam
chuộc lại ba tỉnh đã nhỡ nhường cho Pháp, nhưng sau chính phủ Pháp lệnh
cho Aubaret hủy bỏ cam kết; năm 1865, thực dân Pháp âm mưu chiếm nốt
ba tỉnh miền tây Nam Kỳ (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và xúi giục
những thành phần bất hảo mạo danh hậu duệ nhà Lê gây rối loạn ở Bắc
Kỳ...
.
Đương thời nước ta theo chế độ quân chủ chuyên chính: vua là con
trời, quyết định mọi việc quan trọng kể cả việc phong thần mang tính tâm
linh, huống là việc chiến hay hòa. Ở thời điểm này, vua Tự Đức đang ở tuổi
25-30, đích thân trị vì với sự bàn bạc hay tham gia ý kiến của đình thần mà
chủ yếu là Viện Cơ mật gồm các thượng quan như: Trương Đăng Quế,
Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản, Đoàn Thọ, Vũ Trọng Bình, Trần