có. Được gợi ý và được thúc đẩy bởi sự nhiệt tình và tận tụy của giám mục
mình, nho sĩ Đàng Ngoài này, vì tình yêu Thiên Chúa, đã nhận đứng ra đốc
suất công việc. Trước kia ông có ở Hồng Kông ít lâu và trong thời gian
ngắn ngủi tại thuộc địa này của người Anh, ông đã thấy được cách thức và
thể loại kiến trúc của châu Âu. Thời đó ở Sài Gòn chưa có một công trình
nào làm kiểu mẫu. Với đề án của tu viện và nhà nguyện do Nữ tu Benjamin
(Bề trên) cung cấp, ông ta đã phác họa được một họa đồ phối cảnh chung
và thực hiện công trình nhờ sự cộng tác của các công nhân người Việt
Nam. Chính ông đã phải vẽ sơ đồ của tháp chuông và tự mình trông nom
công việc một cách rất cẩn thận; chính ông đã hoàn thành nhiều phần khác
của công trình. Mỗi ngày người ta thấy ông có mặt ở công trường và để ý
tới từng chi tiết. Phải thú nhận là nếu không có ông thì không thể thực hiện
được một công trình như vậy vào một thời điểm mà ở Sài Gòn chưa có thợ
cũng như chưa có nhà thầu"
Suốt 11 năm, từ đầu năm 1861 khi ở Hồng Kông về Sài Gòn đến cuối
năm 1871 lúc qua đời, Nguyễn Trường Tộ đã đệ đạt nhiều văn thư và điều
trần tới các thượng quan lo nhiệm vụ chiến hay hòa với Pháp, tới Lục bộ
triều đình cùng cả Cơ mật viện. Tiếc thay nhiều văn bản đã mất mát. Nay
chỉ còn 58 di thảo hay điều trần
. Chúng tôi tạm chia ra hai phần:
1. Thời gian chuẩn bị (1861 - 1865) chỉ có 7 di thảo.
2. Thời gian hợp tác (1866 - 1871) có 51 di thảo.