việc dùng hay bỏ tài thì lại bỗng chốc tạm bợ. Như vậy chẳng những cô
phụ việc cầu tài của trên mà kẻ có tài cũng vô dụng; khiến đến nỗi kẻ có tài
sau này bế tắc không đường thăng tiến; khiến kẻ có tài mà không gặp hội
phải vất bỏ hết bao công lao trước kia mà thay đổi nghề nghiệp như Hứa
Hành, thật là chua cay, khiến đến nỗi sau này có cái hận làm điều thiện mà
không được báo đáp, như người xưa có câu than thở "giận mình đã lầm lỡ
làm kiếp nhà Nho". Cho nên nhiều người tức tối thất vọng, thất chí không
có nơi nương tựa để phải mắc vào nhiều tội ác. Người ta đâu phải gỗ đá trơ
trơ, ai không muốn sửa chữa tội lỗi trở thành người hiền lành. Dù có kẻ ngu
ngốc không đổi nết thì cũng nên nghĩ đến công lao trước kia của người ta,
để khuyến khích kẻ hậu tiến, để bù đắp cho hậu đạo, ai lại nỡ để mình làm
quan đại thần mà con cái đi ăn xin. Đến nỗi khiến người xưa có câu: "Có
thể làm quan thanh liêm được, nhưng không thể làm". Con cháu của Thang,
Võ cũng không có đất cắm dùi. Như thế thì hiện nay ai chịu bỏ sự hưởng
dụng cả một đời để đổi lấy cái cơ cầu ngày sau chưa chắc chắn ấy? Cho nên
người xưa có câu: "Cười chê chưởi mắng mặc thây, Quan to lộc hậu thì đây
cứ làm". Những cái đó đều do biết rõ cái thế không được lâu dài, hưng
vong chưa ổn định, thịnh suy không biết lúc nào, phải trái không đích xác,
được mất bất thường thực hư không phân biệt, thượng phạt không lâu dài,
ra làm quan hay ở lại nhà không định trước, tiến thoái không tính liệu, như
nước trong ống xe đạp nước, như sóng nơi trường giang, như tiếng sáo
diều, như hình mây cầu vồng. Kẻ thất phu lên làm vua thì không kể gì thế
hệ. Vua xuống làm dân quê thì tính chi đến chuyện cao thấp. Từ trên xuống
dưới không ai là không ôm cái quái thai ấy. Cho nên phải giải quyết cái căn
bản là phải thấy được cái gì làm cho lòng người dao động.
Các nước lớn ở phương Đông, xưa nay lên xuống đại loại đều như thế
cả. Là vì không tinh thuần đạo học, không đồng nhất tâm thuật, không có
cái thế liên hợp, không coi trọng danh vị mà gây ra cả.
Còn như các nước Đại Tây, Tiểu Tây cùng các nước Nam Tây Châu
thì trái lại, đúng như đầu mỗi bài kinh đã ghi, tuy có sớm muộn khác nhau,
nhưng đến nay đều đã dần dần biến đổi cả rồi. Khi chưa biến đổi, các nước
ấy còn tệ hơn ở phương Đông, điều đó sử cũ đều có ghi chép, chỉ nhìn qua