năm cũng chưa có thể chắc. Ý kiến của bậc lão thành... phải nên tự cường
như thế nào chứ?
Đoàn Thọ và Trần Tiễn Thành tâu nói: Cái nghĩa lo nhục lòng đâu
dám quên; duy nay tài lực chưa được thư, dềnh dang ra nhiều việc, chi bằng
chỉnh đốn dần dần, để đợi thời cơ. Vua nói: ta lấy các ngươi như chân tay,
để nhờ cậy, nước an hay nguy có quan hệ đến lời nói của các khanh không
khéo theo không được, há có tự khoe khôn một mình ư?...
Thanh Giản, Đoàn Thọ, Trần Tiễn Thành và bọn Phan Huy Vịnh tâu
nói: bọn chúng tôi chỉ có tâm, không có tài, biết là xấu hổ, biết là có tội.
Vua nói: Sao lại nói suông đến như thế để xong việc được ư? Nếu không
nên vội cũng phải dần dần mà làm, trong mười năm, hai mươi năm, để có
thể mưu tính được, mới tỏ rõ cùng lòng cùng chí... Bèn sai Thanh Giản lấy
hàm Hiệp biện đại học sĩ, lãnh thượng thư bộ Hộ... sung làm Kinh lược đại
thần ba tỉnh (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)"
Đoạn trích dẫn trên đây cho thấy vua quan triều Tự Đức rất lúng túng
trong việc điều hành đất nước: làm hòa không xong, thúc thủ không ổn,
chiến đánh không được. Tự Đức tỏ ra rất ý thức trách nhiệm mình, giới văn
thân toàn quốc thì tư tưởng phân tán, Cơ mật viện đại thần thì chỉ có tâm
không có tài... Trong lúc ấy, Nguyễn Trường Tộ đã có mặt ở Huế, được tín
nhiệm hơn trong việc đề nghị Mua và đóng thuyền máy (di thảo số 6), Đào
kinh Sắt (di thảo số 16), v.v... Có lẽ thượng quan thân thiện nhất với
Nguyễn Trường Tộ là Trần Tiễn Thành. Hai người có nhiều tâm tình với
nhau, nên sau lời tự thú chỉ có tâm không có tài, Nguyễn Trường Tộ đã
mạnh dạn viết bản điều trần Kế hoạch khai thác tài nguyên đất nước (Khai
hoang từ), tức Di thảo số 8 viết sau thời gian có đoạn trích dẫn khoảng vài
tháng, chúng tôi xin sao chép lại như sau
Kế hoạch khai thác tài nguyên đất nước
(Khai hoang từ)
Kính dâng mấy lời trình bày những điều mắt thấy tai nghe về đường
lối cố hữu trong việc khai hoang của người phương Tây. Nước ta phải gấp