mong muốn thiết tha của tôi là lời nói của tôi không nghiệm chứ không
muốn để thấy rằng lời nói của tôi là không sai. Bởi vì biết đề phòng trước
khi việc xảy ra, thì lời nói của tôi dù có chỗ không nghiệm cũng là điều
phúc cho nước nhà, mà còn phúc cả cho anh em tôi. Còn bảo đó là vì công
hay vì tư thì sau này sẽ có ngày hiểu rõ, không cân phải biện bạch.
Vậy kính dâng.
Ngày tháng giêng năm Tự Đức 19"
Tháng 9 năm Bính Dần (1866), sử Thực lục ghi: "Quan Khâm sứ
thượng thư nước Phú Lãng Sa ở Gia Định là Vy An
cùng với cố đạo là
tên Dương
về kinh, lại đòi lấy đất ba tỉnh Vĩnh Long - An Giang - Hà
Tiên. Đình thần nói hình thế ba tỉnh ấy cheo leo, cũng khó giữ được, nhưng
việc quan hệ đến đất cát nhân dân, đâu có thể một chốc dễ dàng, xin sai
quan nha Thương bạc viết thư, đem tình lý hiểu bảo, đợi tính kỹ nghị định.
Vua bảo rằng: việc ấy rất là trọng đại, không khinh thường được, sai Phan
Huy Vịnh, Phạm Phú Thứ cùng đi đến sứ quán tùy cơ ứng đối cho khéo.
Huy Vịnh, Phú Thứ thường thương thuyết với Vy An. Vy An nói nay không
chịu cùng nhau giảng định, sợ bọn mộ nghĩa ngày càng làm càn, tưởng
nước Pháp bất nhất gây ra việc chiến tranh mà thôi. Vy An đã về, vua sai
thân phiên đình thần hội bàn, và các tỉnh bàn lại tâu lên. Lại báo cho Phan
Thanh Giản, Trương văn Uyển mật bàn với quan hai tỉnh An Giang - Hà
Tiên xét xem sự thể nhân tâm ra sao, nếu cử động ngay, cũng phải nghĩ
cách đối đãi, nhường nên châm chước cốt được hòa bình, tính kỹ mật tâu
lại
Bản điều trần về Kế hoạch khai thác tài nguyên trên đây của Nguyễn
Trường Tộ đệ lên triều đình Tự Đức hồi tháng giêng đã nói ý đồ xâm lấn
của Pháp sẽ lan rộng hơn nữa bằng cách cho người đi khảo sát dọc sông
Cửu Long từ Nam Kỳ tới Vân Nam (do Doudard de Lagrée) và vẽ đồ bản
bờ biển suốt từ nam ra bắc. Nguyễn Trường Tộ cũng tiên đoán Pháp đang
kiếm cớ để xâm chiếm nốt ba tỉnh Vĩnh Long - An Giang - Hà Tiên. Thì
tháng 9, Vy An tới kinh đô Huế "đòi lấy đất ba tỉnh" ấy! Ta thấy vua quan
lúc đó rất lúng túng, không biết xử trí cách nào. Nếu chỉ "cốt được hòa