kia.”
“Xin lỗi, tôi không hiểu lắm.”
“Khi một người được đưa đến đây từ Nhật Bản hoặc Trung Quốc qua
một cơn thực thì cùng lúc đó, một noãn quả cũng được mang đến thế giới
bên kia. Noãn quả cũng tương tự như thai nhi, ở thế giới bên kia, noãn quả
kí sinh vào buồng trứng của một phụ nữ. Đứa trẻ được sinh ra từ sự kết hợp
ấy gọi là thai quả.”
“Vậy ý của giáo sư là… tôi chính là một thai quả?”
Lạc Nhân gật đầu: “Thai quả là một phần của thế giới này, dung mạo
hiện giờ chính là dung mạo thật sự mà Thiên Đế đã ban cho các hạ.”
“Nhưng khi tôi còn ở bên kia…”
“Nếu các hạ được sinh ra như thế này thì sẽ khiến mọi người hoảng
sợ, vì vậy, các hạ sẽ trông giống như song thân của mình.”
“Vâng, mọi người đều bảo tôi rất giống bà nội.”
“Đó là ‘vỏ bọc’, như một lớp da thứ hai hình thành trong bụng mẹ để
khi thai quả được sinh ra ở thế giới bên kia sẽ trông bình thường. Tôi cũng
đã từng nghe qua chuyện thai quả thay đổi dung mạo khi về lại thế giới
này.”
Những lời này quả thật rất khó hiểu với Yoko. Chẳng phải ý ông ta nói
rằng Nhật Bản vốn không phải là quê nhà thật sự của cô, cô làm sao chấp
nhận được việc này. Tuy nhiên, có một phần trong lòng cô nói rằng cô
không thuộc về thế giới bên kia ấy, vì vậy cô chưa từng cảm thấy được về
nhà mỗi khi ở nhà. Tự dưng cô cảm thấy những suy nghĩ ấy thật êm ái
nhưng cũng thật đau xót.
6.7
Y
oko suy nghĩ một lúc về bản thân mình và thế giới này. Cô quay
lại nói với Lạc Nhân: “Thưa giáo sư, thầy cũng là một thai quả ư?”
Ông lắc đầu và cười nói: “Tại hạ chỉ là một hải khách bình thường.
Tại hạ lớn lên ở Shizuoka và theo học Đại học Tokyo. Năm ấy, tại hạ định
trốn khỏi giảng đường Yasuda
[1]
bằng cách bò xuống dưới gầm bàn sát cửa,
nhưng khi vừa ra được ngoài thì đã thấy mình bị đưa đến thế giới này.”
“Giảng đường Yasuda…?”