Ông nói rằng các con hẵng đi đi. Những người quê sông nước, chưa hề ở
yên một chỗ, việc sinh sống là thế. Nhưng không phải cái chí ấy ai cũng biết
thế, ai cũng làm được. Có người gặp sóng dữ, chỉ còn mẩu đuôi thừng buộc
con do
vào tay kéo chiếc thuyền bị bão đứt néo, thế là kệch, từ đấy chịu tho
, đành chỉ ẩn núp quanh quẩn một bến. Đời tao, nhát chèo cắt nước hồ như
chẳng thiếu đâu, thế mà vẫn chưa tới được hết các ngọn sông. Mới biết, đem
đo ra thì đời người ngắn hơn con sông nhiều. Các con ạ, sông Cái đây toả
nan quạt khắp các cõi đất nước, sông Cái với ta như thân thích ruột thịt, ta
phải thuộc mọi đường nước gần xa của con sông Cái. Các con cứ ngược
sông. Làm sao cho đến một khi nào, ở trên ấy, có tin về rằng ở tận nơi khe
đất đẻ ra nước ấy đã thành một bến như bến quê này. Khi ấy, tao sẽ lên chơi.
Các con đi đi...
Bố mẹ Chử và vô số trai gái làng đã ra đi.
Bao nhiêu ngày tháng, bao nhiêu cái vực cái thác, thác Ông, thác Bà, thác
Hủm, thác Giời ơi, thác Rắn, thác Thuồng luồng, không thể đếm xiết.
Rồi lại trôi nổi qua vô vàn cơn lũ. Những con lũ nhập lại, quằn quại, đặc sệt
bùn từ dòng phân thuỷ trên đỉnh núi quyện bùn đá sỏi, đá dăm, đá tảng ầm
ầm lăn xuống lấp hết các cánh rừng, thế mà khi đã vào dòng chảy lại hiền
hoà vào những nhánh sông êm đềm dưới kia.
Những ngọn thác, những con lũ, bao nhiêu cản trở đột ngột ngang trời,
tưởng không thể vượt qua. Nhưng rồi cũng trèo được sang bên này đỉnh lũ,
bỏ lại đằng sau tiếng thác gầm gào giữa rừng đã lủa tủa răng cá sấu. Không
hiểu làm thế nào qua được nơi hiểm ác đến thế. Trong lòng lại náo nức dồn
dập lên thác, ngọn lũ đã sừng sững trước mặt.
Không mảy may nao núng.
Một ngày kia, bố mẹ Chử đã tới được nơi nước chảy quanh đá, nước đọng
thành vực. Mùa kiệt, chân không bước chuyền bờ qua từng mặt đá tảng.
Rồi, có người đi trước, tất cả người theo, càng đông. Chẳng bao lâu, vùng
trời nước khuất nẻo ngọn nguồn ấy đã hoá một xóm bến nhà sàn chi chít.