gia chơi “Những quân bài giá trị” của mình và ông đã sử dụng nó như
thế nào để hiểu hơn về các đồng nghiệp. John viết:
Vài tuần sau khi tôi quay về (từ hội thảo), tôi ngồi chơi trò
này với các nhân viên của tôi, lần lượt, hai người một. Tôi nói với
họ, đây là một trò chơi tuyệt vời, và họ có thể khám phá thêm nhiều
điều về những đồng nghiệp của mình. Và quả thật, trò chơi đã
không làm tôi thất vọng. Tất cả các nhân viên của tôi đều thích
thú tới mức háo hức đề nghị tôi công khai những giá trị mà mỗi
người lựa chọn. Tôi đã nhờ một chuyên gia thiết kế đồ họa tạo và
in một bức tranh khổ lớn thể hiện ba giá trị đứng đầu theo đánh giá
chung của và treo ở văn phòng để mọi người cùng xem.
John cho chúng tôi biết thêm, sau sự kiện này, tình bạn đã có
giữa các nhân viên càng trở nên thắm thiết hơn. Trong thư, ông
cũng gửi kèm bức vẽ thu nhỏ mà họa sĩ của ông đã thiết kế.
Giờ đây, John không chỉ hiểu các nhân viên của mình hơn, mà các
nhân viên của ông còn tìm được một vị trí thích hợp hơn để từ đó tìm
hiểu, trân trọng và tạo ảnh hưởng tới các đồng nghiệp.
3. Đánh giá cao – tôn trọng mọi người
Chúng ta có thiên hướng kính trọng những người có thể làm
những việc chúng ta ngưỡng mộ. Đó là điều rất tự nhiên. Còn nếu
chúng ta chỉ đánh giá cao những người giống chúng ta, chúng ta sẽ
bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Hãy coi những kinh nghiệm và kỹ năng độc
đáo của người khác như một nguồn tài nguyên và cố gắng học hỏi
từ họ.
Dennis Bakke, Chủ tịch Hội đồng quản trị của AES và tác giả của
cuốn sách Joy at Work (Niềm vui trong công việc), có một kinh
nghiệm thú vị về điều này. Ông chủ ý đặt ra giả thiết tích cực về
mọi người và cố gắng hiện thực hóa các giả thiết này với sự tôn