chủ công ty hay CEO. Hiếm có ai mơ ước đạt tới vị trí giữa. Cách đây
vài năm, Monster.com, dịch vụ tìm việc làm trực tuyến, đã giễu cợt ý
tưởng này bằng cách tung một đoạn quảng cáo trên tivi chiếu cảnh
những đứa bé tuyên bố đại loại như: ″Lớn lên, cháu muốn ngồi
sắp xếp tài liệu cả ngày” và “Cháu muốn trở thành nhà quản lý
cấp trung”.
Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết mọi người không bao giờ trở
thành lãnh đạo đứng đầu trong tổ chức. Họ dành trọn sự nghiệp của
mình ở vị trí giữa. Điều đó có ổn không? Hay mọi người nên cố
gắng đạt được vị trí cao nhất?
Mọi người nên phấn đấu đạt tới đỉnh cao nghề nghiệp, chứ
không phải đỉnh cao của tổ chức. Mỗi chúng ta nên làm việc để phát
huy tối đa khả năng của mình, chứ không nhất thiết là để chiếm
một vị trí trong tổ chức. Đôi khi, bạn có thể gây được ảnh hưởng lớn
nhất không phải từ vị trí quan trọng nhất. Phó Tổng thống Dick
Cheney là một minh chứng tuyệt vời. Ông đã có được một sự nghiệp
chính trị xuất sắc: Tham mưu trưởng của Nhà trắng dưới thời
Tổng thống Gerald Ford, sáu nhiệm kỳ làm Hạ nghị sĩ của bang
Wyoming, Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Tổng thống George H.
W. Bush và Phó Tổng thống của Tổng thống George W. Bush. Ông
có tất cả phẩm chất của một ứng cử viên tổng thống Mỹ. Nhưng
ông biết ở vị trí cao nhất không phải là vai trò tốt nhất của mình.
Một bài báo trên tạp chí Times viết về Cheney như sau:
Khi Richard Bruce Cheney (tên đầy đủ của Dick Cheney) còn là
cậu học sinh trường trung học Natrona County ở Casper, bang
Wyoming, cậu là một cầu thủ bóng đá cừ khôi, chủ tịch hội sinh
viên khối 12 và là một học sinh loại khá. Nhưng cậu không phải là
ngôi sao... Kín đáo, không nổi bật, hỗ trợ một người bạn nổi bật hơn,
“đứng mũi chịu sào” khi được yêu cầu – đó là vai trò mà Dick
Cheney đã thể hiện suốt cuộc đời. Trong suốt chặng đường sự