Bạn cũng cần tới sự giúp đỡ. Nếu bạn muốn tổ chức của mình
phát huy được hết tiềm năng của nó, nếu bạn muốn nó đi từ tốt
tới vĩ đại (hay thậm chí là từ trung bình lên tốt), bạn cần phát triển
một nhóm lãnh đạo, những người có thể lấp những lỗ hổng của người
khác, những người thách thức và “mài sắc” lẫn nhau. Nếu chúng ta
cố gắng tự mình làm hết mọi việc, chúng ta sẽ không bao giờ vượt
ra khỏi rào cản giới hạn lãnh đạo vô hình của chúng ta.
Hãy tự hỏi mình: Tôi đã cam kết để phát triển một nhóm lãnh
đạo chưa?
12. Giải phóng các lãnh đạo để họ cùng điều hành
Là những lãnh đạo, nếu ta cảm thấy không chắc chắn hay
không yên tâm về quá trình phát triển của vai trò lãnh đạo, thì điều
này thường không liên quan đến các khóa đào tạo chúng ta đã cung
cấp cho họ. Sự không chắc chắn mà chúng ta cảm thấy xảy ra khi
chúng ta dự liệu “thả” những lãnh đạo của mình ra để họ tự xoay xở.
Việc này không khác gì với những cảm giác cha mẹ về những đứa
con. Bọn trẻ trưởng thành và lập gia đình riêng của chúng, nhưng khi
chúng là những thiếu niên, điều khó khăn nhất cho bố mẹ là thả
chúng ra để chúng đi theo con đường chúng chọn và tự đưa ra các
quyết định của mình. Thật đáng sợ, nhưng nếu bạn không để chúng
thử sử dụng đôi cánh của chúng, chúng sẽ không bao giờ biết bay.
Khi đã lớn tuổi, cuối cùng, tôi đã nhận ra mình nên như một
người “mở nắp”. Đó là chức năng chính của tôi khi ở cương vị lãnh
đạo. Nếu tôi có thể mở những cái nắp lãnh đạo cho các thành viên
của nhóm, thì đó là tôi đang thực hiện công việc của mình. Tôi càng
loại bỏ được nhiều cản trở cho các nhân viên, họ càng dễ phát huy
tiềm năng. Và điều thật sự tuyệt vời là khi các lãnh đạo đứng đầu
trở thành những người “nhấc nắp” (lid lifter) cho các lãnh đạo cấp