Không phải ai cũng được tự do để thành công và an toàn nếu
thất bại giống như những thủy thủ của Abrashoff. Chủ trương về
quyền hạn và trách nhiệm được xác định rõ ràng như thế nào tác
động rất lớn tới cách chúng ta cảm thấy sự căng thẳng nặng nề ra
sao. Chủ trương càng mơ hồ, khả năng bị căng thẳng càng lớn.
Nếu bạn lãnh đạo một tổ chức tình nguyện giống như tôi, thì bạn
sẽ nhận thấy các lãnh đạo cao cấp và các doanh nhân thường chịu
đựng căng thẳng khi họ bước ra khỏi thế giới kinh doanh và làm tình
nguyện. Khi là lãnh đạo đứng đầu, họ quen với việc quyền hạn
tương xứng với trách nhiệm. Họ đề ra tầm nhìn, phương hướng và
thúc đẩy mọi việc. Khi họ tình nguyện phục vụ tổ chức, họ không còn
quyền hạn, họ thấy đơn điệu và tẻ nhạt với vị trí giữa của tổ chức.
Nhiều người không biết phải làm gì trong hoàn cảnh đó (Điều này
đặc biệt đúng khi họ có năng lực lãnh đạo giỏi hơn người đang điều
hành tổ chức tình nguyện). Nhiều lãnh đạo phản ứng lại bằng cách
cố giành quyền lãnh đạo tổ chức hoặc làm theo ý họ. Những người
khác bỏ cuộc và quay trở về thế giới mà họ biết rõ nhất.
2. Chủ động – Làm thế nào để cân bằng giữa chủ động và
không vượt quá ranh giới của mình?
Các lãnh đạo giỏi hiếm khi nghĩ về những ranh giới, thay vào đó,
họ nghĩ về những cơ hội. Họ là những người khởi xướng. Xét cho
cùng, đặc điểm số một của lãnh đạo là khả năng khiến mọi việc xảy
ra. Đôi khi khát khao khởi xướng việc gì đó khiến họ mở rộng trách
nhiệm và phạm vi của mình. Những lần khác, khát khao đó gây ra
xung đột với những người lãnh đạo họ.
Bạn cần nhận ra rằng khát khao khởi xướng một việc của mình
càng mạnh mẽ bao nhiêu thì khả năng bị căng thẳng lại càng lớn bấy
nhiêu. Nếu bạn liên tục dịch chuyển những giới hạn, bạn rất dễ làm
cho những người khác bực mình. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc trong