cấp trên, tìm ra điểm chung, xây dựng mối quan hệ công việc vững
chắc. Trong quá trình đó, tái khẳng định sự tận tâm của bạn với
nhiệm vụ của tổ chức. Làm những việc đó sẽ đưa bạn vào cùng nhóm
với lãnh đạo của mình.
2. Nhận ra và đánh giá cao ưu điểm của cấp trên
Mọi người, kể cả lãnh đạo kém, đều có ưu điểm. Cố gắng tìm ra
ư
u điểm của cấp trên. Có thể điều đó không dễ dàng hoặc bạn
không đánh giá cao hay ngưỡng mộ ưu điểm của lãnh đạo. Điều đó
không thành vấn đề. Hãy tìm ra ưu điểm của lãnh đạo và biến
chúng thành vốn quý của tổ chức.
3. Làm việc tận tụy để gia tăng giá trị cho ưu điểm của cấp
trên
Đường mòn đến thành công là tận dụng tối đa ưu điểm bạn có.
Điều này cũng đúng với cấp trên của bạn. Khi bạn biết được ưu
điểm của cấp trên và cách biến chúng thành vốn quý của tổ chức.
Hãy tìm cách phát huy những ưu điểm đó.
4. Xin phép lập kế hoạch bổ khuyết các nhược điểm của
cấp trên
Bên cạnh việc phát huy ưu điểm, một trong những bí quyết để
thành công là “phân bổ” các nhược điểm. Là lãnh đạo, bạn cần sáng
suốt trao quyền cho một số cấp dưới để lấp đầy khoảng trống
tài năng của bạn. Ví dụ, nếu bạn không giỏi đi sâu vào chi tiết, hãy
tuyển ai đó giỏi về mặt này và hợp tác chặt chẽ với họ.
Bạn có thể áp dụng việc lấp đầy khoảng trống với cấp trên của
mình. Tuy nhiên, phải rất thận trọng khi tiếp cận đối tượng. Đừng
đưa ra ý kiến của mình về nhược điểm của họ nếu họ không hỏi, và
ngay cả khi được hỏi, bạn cũng phải cân nhắc. Nếu cấp trên cho