đẹp như thế. Mọi thứ đều mới toanh, và cho thấy sự giàu có. Nella
chưa bao giờ biết đến thứ ngôn ngữ đặc biệt này, nhưng nàng nghĩ sẽ
cần phải học và hiểu được nó. Nhặt những chiếc gối bị rơi dưới sàn
lên, nàng đặt chúng lên tấm khăn phủ giường bằng lụa đỏ thẫm.
Lần đầu tiên Nella thấy kinh là năm mười hai tuổi, mẹ nàng bảo
mục đích của việc ra máu đó là “sự đảm bảo về đường con cái” Nella
chưa bao giờ nghĩ rằng ra nhiều máu giúp cảm thấy yên tâm về điều
đó, khi nghe những tiếng thét vang vọng khắp làng của những phụ nữ
lúc lâm bồn, đôi lúc ngay sau đó còn chứng kiến những cái hòm được
khiêng đến nhà thờ.
Tình yêu còn mù mịt hơn nhiều so với những vệt máu loang trên
mấy miếng gạc bằng vải lanh. Việc thấy kinh hàng tháng hình như
chẳng bao giờ liên quan đến điều mà Nella ngờ có thể là tình yêu -
đúng là nó thuộc về thể xác đấy nhưng còn vượt trên cả giới hạn ấy.
“Đó là tình yêu, Petronella.” Bà Oortman nói, nhìn Arabella ghì chặt
con chó con Blackeye đến mức suýt chút nữa làm nó chết ngạt. Khi
những nhạc công trong làng hát về tình yêu, họ hát về nỗi đau được
che đậy bằng tặng vật. Tình yêu đích thực là một đóa hoa nở ra từ sự
chịu đựng, những cánh hoa nở từ trong ra ngoài. Người ta chấp nhận
rủi ro vì tình yêu - hạnh phúc, luôn có những giọt nước mắt lo lắng,
thất vọng đồng hành.
Bà Oortman luôn than phiền xung quanh không có lấy nổi người
cầu hôn nào đủ tiêu chuẩn; bà gọi đám con trai trong làng là “lũ bò
đực”. Thành phố, và Johannes Brandt, nắm giữ trong tay tương lai con
gái bà.
’”Thế còn... tình yêu thì sao mẹ? Con sẽ yêu ông ấy chứ?”
“Người con gái muốn tình yêu!” Bà Oortman kêu lên một cách
cường điệu với những bức tường bong tróc của Assendelft. “Cô ấy
muốn những quả đào và kem kìa.”
Nella được bảo nàng cứ rời khỏi Assendelft là ổn, và có Chúa
mới biết cuộc đào thoát này có mang lại những thứ nàng hằng ao ước