Một tấm bản đồ châu Phi lớn với quá nhiều nơi chưa biết đến.
Được khoanh tròn ngay chính giữa bờ biển phía tây là một nơi có tên
gọi là Porto-Novo. Có những câu hỏi được viết trên đó bằng tuồng chữ
khéo léo của Marin: “Thời tiết?” “Đồ ăn ?” “Chúa?” Có một tấm
bản đồ Đông Nam Á, với nhiều vòng tròn và mũi tên, đánh dấu nơi
xuất xứ của quần thể thực vật và động vật trong căn phòng này.
Molucca 1676, Batavia 1679, Java 1682 - tất cả các chuyến hải trình
mà Marin chắc chắn chưa từng tham gia.
Trên bàn bên cửa sổ là một cuốn sổ tay để mở, và hình như trong
đó có ghi chép chi tiết tất cả những thứ này. Lối viết của Marin trôi
chảy hơn cách cô ta nói, và Nella nhận ra lối viết đó nhờ chiếc phong
bì đã được gửi cho mẹ nàng vào đầu năm nay. Nàng lại cảm thấy hồi
hộp và căng thẳng, rất muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa, nhưng sợ cái bẫy
do chính mình giăng ra. Mình trong ngôi nhà này chẳng hơn gì đứa em
gái Arabella ở Assendelft cả, nàng nghĩ. Phía bên kia cái giá là một
cây đèn nhìn rất lạ; đôi cánh của chim, đầu và ngực của phụ nữ. Nella
với tay chạm vào bề mặt kim loại dày và lạnh của nó. Gần cây đèn là
một chồng sách tỏa ra hỗn hợp mùi giấy bị mủn do ẩm thấp và mùi da
lợn. Nella nhấc cuốn trên cùng lên khỏi chồng sách, mải tò mò về thói
quen đọc sách của Marin nên quên mất cảnh giác nhỡ đâu sẽ có người
đi lên lầu.
Cuốn sách đầu tiên là nhật ký du hành có tiêu đề Chiến hải trình
kém may mắn của con tàu Batavia
Hầu hết người Hà Lan không lạ gì
câu chuyện về cuộc nổi loạn của Corneliszoon
, tình trạng bị nô dịch
trên boong đầy ô nhục của Lucretia Jans
việc sát hại những người sống sót. Nella không phải là ngoại lệ, nhưng
mẹ nàng căm ghét yếu tố tục tĩu của câu chuyện hơn. “Nhờ cái cô tên
Jans đó đám đàn bà con gái mới không còn đi biển nhiều nữa, và thế
cũng hay.” Cha của Nella đã nhận xét thế lúc ông còn sống. “Có đàn
bà trên tàu chỉ tổ gây xui xẻo thôi.”