chưa được xuất bản, còn thơ ca thì cũng chưa có thơ haiku của Shiki
tanka của Tekkan
nên mọi người đều đọc các tạp chí như Hoa nguyệt tân
in trên giấy đường chỉ
, hay Quế Lâm nhất chi
(Một cành quế) in
trên giấy bạch chỉ
, và những bài thơ theo thể Hương liễm
của Kainan
hay Mukou
là thịnh hành nhất. Vì tôi là độc giả thường xuyên của tạp chí
Hoa nguyệt nên cho đến bây giờ hãy còn nhớ. Đó là tờ tạp chí đầu tiên đăng
tải những tiểu thuyết dịch của Tây phương. Tôi còn nhớ được người đã dịch
truyện một sinh viên đại học Tây phương bị sát hại trên đường về quê sang
thể văn đơn giản là Kanda Takahira. Đó dường như là tiểu thuyết Tây
phương đầu tiên mà tôi đọc. Vì thời đó như vậy nên cái sở thích văn chương
của Okada cũng chỉ dừng ở mức thấy thú vị khi đọc những chuyện mới của
xã hội được các vị học giả Hán học viết thành tác phẩm thi văn mà thôi.
Tôi thuộc dạng người không thích xã giao, thậm chí không nói chuyện với
những sinh viên mà tôi thường chạm mặt trong khuôn viên trường, nếu như
không có việc cần thiết. Ngay cả với những sinh viên trong khu nhà trọ, tôi
cũng hiếm khi ngả mũ chào hỏi. Nhưng nhờ những hiệu sách cũ làm cầu nối
mà tôi và Okada trở nên thân thiết hơn.
Tuy không áp đặt sẵn lộ trình dạo bộ của mình như Okada nhưng khi đã
quen chân rồi tôi thường đi rẽ chéo từ khu Hongo xuống Shitaya rồi lượn
quanh khu Kanda và dừng chân tại các cửa hàng sách cũ. Vào những lúc
như thế tôi tình cờ bắt gặp Okada ở đấy. Không nhớ ai là người bắt chuyện
trước nhưng đại thể là:
"Thường gặp nhau tại hiệu sách cũ quá nhỉ!"
Và thế là chúng tôi bắt đầu nói chuyện thân thiết với nhau.
Hồi đó, ngay chỗ rẽ cuối con dốc trước đền Kanda có một cửa hiệu làm
một tấm phản nơi chỗ hình móc câu mà bày bán sách cũ. Một lần tôi tìm
được quyển "Kim Bình Mai" in giấy đường bản và hỏi giá chủ tiệm thì nghe
đáp là bảy yên. Khi tôi ngã giá xuống còn năm yên thì chủ tiệm mới bảo là:
"Lúc nãy cậu Okada có trả giá sáu yên mà tôi đã từ chối đấy!"