cuốn sự chú ý chung, cả nước hẳn sẽ bắt đầu chuyển động, nhất là những
nàng thiếu nữ và những người vợ trẻ. Ngày nay người ta không tin điều này,
nhưng người ta cũng không tin nếu họ được nghe kể về cuộc tranh cãi lừng
danh giữa hai cô gái Hy Lạp
và cuộc điều tra cực kỳ tỉ mỉ mà nó là
nguyên cớ, bởi lẽ ở Hy Lạp người ta không xem xét những vấn đề như thế
một cách tùy tiện và bộp chộp, ấy vậy mà mọi người đều biết rằng Venus
còn có thêm biệt danh Callipygus (có nghĩa: với bộ mông đẹp) vì chuyện
tranh cãi này và rằng mọi người đều ngưỡng mộ bức tượng Venus đã làm
nàng trở thành bất tử đó.
Một người đàn bà có chồng trong đời có hai giai đoạn mà trong đó nàng
thì thú vị: khi tuổi thanh xuân vừa mới bắt đầu và cuối cùng khi nàng đã già
hơn rất nhiều. Nhưng nàng cũng có những thời gian ngắn thú vị hơn bình
thường, và người ta không nên phủ nhận điều này đối với nàng, khi nàng
còn yêu kiều hơn cả một cô gái trẻ, khi nàng còn tạo nên sự kính trọng lớn
hơn nữa. Nhưng đó là những khoảng thời gian chỉ đến một cách hiếm hoi
trong đời; chúng là một hình ảnh dành cho sự tưởng tượng không cần phải
được nhìn thấy trong đời sống hay có lẽ không bao giờ được thấy. Tôi hình
dung nàng thì khỏe mạnh, tươi như hoa, thân hình nẩy nở đầy đặn, nàng
đang bế một đứa bé trên tay, tập trung tất cả sự chú ý vào nó, mê mải ngắm
nhìn nó. Đó là một hình ảnh ta phải gọi là đẹp đẽ nhất mà cuộc sống con
người có được để trưng ra; đó là một huyền thoại của tự nhiên mà vì vậy chỉ
có thể được nhìn ngắm trong sự thể hiện nghệ thuật, chứ không phải trong
thực tế. Trong hình ảnh đó cũng không được có những nhân vật khác,
không có khung cảnh nào hết, vì chúng chỉ cứ quấy rầy cái nhìn của chúng
ta mà thôi. Nếu đi vào trong các nhà thờ của chúng ta, người ta thường sẽ
có cơ hội thấy một người mẹ xuất hiện với đứa con trong vòng tay mình.
Ngoài sự khóc la gây bất an của em bé ra, ngoài những ý tưởng lo âu của
cha mẹ về viễn cảnh tương lai của con mình dựa trên sự khóc la này của em
bé ra, cái khung cảnh xung quanh quấy rầy chúng ta nhiều đến mức hình