NHẬT KÝ KẺ MỊ TÌNH - Trang 214

giao nhau trước các cành đó. Nếu là các con vật yếu thì ông không đặt, thành ra các con yếu thuộc
về ông La-ban, còn những con khỏe thuộc về ông Gia-cóp. Thế là ông trở nên giàu, thật giàu; ông có
chiên dê đầy đàn, có tôi trai tớ gái, lạc đà và lừa.” (Bản dịch của NPDCGKPV:
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnbible/sangthe/sangthe30.htm)

[113]

. Đây là một bức tranh tường đến từ Herculaneum (tên tiếng Ý hiện nay: Ercolano, một

thành phố La Mã cổ đại ở miền Nam nước Ý bị núi lửa Vesuvius chôn vùi năm 79, cùng lúc với thành
phố Pompeii lân cận) được giới khảo cổ tìm thấy và hiện nay được trưng bày ở Viện bảo tàng quốc
gia Naples (Napoli, Ý).

[114]

. Theseus, trên đường về nước nhà sau khi giết con quái vật Minotaur, đã đem theo Ariadne

đến cái đảo nhỏ Naxos rồi bỏ rơi nàng ở đó, xuống thuyền ra đi khi nàng còn ngủ. Xem chú thích 1
trang 189.

[115]

. Theo thần thoại La Mã, Cupid là Thần Tình yêu, tương ứng với Thần Eros trong thần

thoại Hy Lạp, con trai của nữ thần Venus, thường được thể hiện (tranh, tượng…) dưới dạng một đứa
bé trai khoảng 8, 9 tuổi mang cung, và làm chảy máu các quả tim bằng các mũi tên của mình.

[116]

. Theo thần thoại Hy Lạp, Nemesis là Nữ thần của sự báo thù, đại diện cho công lý trừng

phạt đối với những kẻ tỏ ra ngạo mạn trước thánh thần. Theo lời kể của nhà thơ Ovid trong trường
thi “Metamorphoses” thì một trong những nạn nhân danh tiếng của nàng là Narcissus, một anh
chàng cực kỳ đẹp trai và kiêu căng, tỏ ra rẻ rúng với những cô gái phàm trần hay những nữ thần
đem lòng yêu mình. Nemesis nhử chàng đến bên một đài nước rất trong để chàng thấy khuôn mặt
mình phản chiếu trong đó, và Narcissus đâm ra yêu mê mệt nó, không nhận biết đó chỉ là một hình
bóng. Chàng không đủ sức rời bỏ vẻ đẹp phản chiếu trong nước của chính mình rồi cuối cùng chết
với nó.

[117]

. Nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Copenhagen, bên trái Hồ Esrom, nó là một trong những rừng

lớn nhất nước Đan Mạch.

[118]

. Ở đây tác giả quy chiếu đến chuyện một nữ thần núi xinh đẹp, hát hay nhưng có tật nói

nhiều tên là Echo trong thần thoại Hy Lạp. Echo bị Hera, vợ của Zeus (“chúa tể của các vị thần”,
hay Jupiter trong thần thoại La Mã), lấy đi tiếng nói, ngoại trừ khả năng lặp lại tiếng nói nghe được
từ người khác. Echo dành một tình yêu đơn phương cho Narcissus, một thanh niên cực kỳ đẹp trai,
sau nàng chết trong cô đơn và tuyệt vọng, chỉ để lại tiếng vang.

[119]

. Thành phố Đức, nổi tiếng về kiến trúc “baroque” và sinh hoạt nghệ thuật sôi động vào

thế kỷ 19, khi còn là kinh đô của Vương quốc Saxony.

[120]

. Theo thần thoại La Mã, là Nữ thần Vườn hoa, Sắc đẹp, Tình yêu và Tình dục, tương ứng

với nữ thần Aphrodite trong thần thoại Hy Lạp. Venus là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ
thuật cổ điển danh tiếng ở châu Âu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.