một đường nứt trên nó mà họ có thể thầm thì lời yêu với nhau. Đây là một cuộc tình bị cấm đoán,
được nhà thơ La Mã Ovid (43 trước Công nguyên-17 hay 18) kể trong kiệt tác thơ “ Metamorphoses
” (Sự hóa thân, tựa gốc tiếng La-tinh: Metamorphoseon libri, Sách về sự Biến chuyển, được cho là
ra đời vào năm 1). Sau này nhà viết kịch vĩ đại người Anh, W. Shakespeare (1564-1616) phỏng theo
mà viết vở bi kịch “ Romeo and Juliet ” (1595) nổi tiếng, nhưng đặt bối cảnh ở thành phố Verona
(Ý).
. Điệu nhảy có nguồn gốc từ nước Anh vào thế kỷ 17, khá phổ biến ở Pháp và các nước
châu Âu khác, có bốn cặp (8 người) đứng thành một hình vuông, với mỗi cặp một phía, mặt hướng về
phía trong vào lúc bắt đầu nhảy.
. Nhà thơ trữ tình La Mã (65-8 trước Công nguyên), tên đầy đủ bằng tiếng La-tinh là:
Quintus Horatius Flaccus.
. Tiếng Đan Mạch, trích từ vở bi kịch Palnatoke ra đời năm 1809 của Adam Gottlob
Oehlenschläger (1779-1850, nhà thơ, nhà biên kịch và giáo sư mỹ học người Đan Mạch). Palnatoke
là một người anh hùng Đan Mạch đã đi vào truyền thuyết. (Dịch theo bản dịch tiếng Anh, trang 175)
. Ở đây tác giả quy chiếu đến sự tích Tháp Babel được kể trong Sáng Thế Ký 11:1-9 :
“Tháp Ba-ben : Thuở ấy, mọi người đều nói một thứ tiếng và dùng những từ như nhau. Trong khi di
chuyển ở phía đông, họ tìm thấy một đồng bằng ở đất Sin-a và định cư tại đó. Họ bảo nhau: “Nào!
Ta đúc gạch và lấy lửa mà nung!” Họ dùng gạch thay vì đá và lấy nhựa đen làm hồ. Họ nói: “Nào!
Ta hãy xây cho mình một thành phố và một tháp có đỉnh cao chọc trời. Ta phải làm cho danh ta lẫy
lừng, để khỏi bị phân tán trên khắp mặt đất.” Ðức Chúa xuống xem thành và tháp con cái loài người
đang xây. Ðức Chúa phán: “Ðây, tất cả chúng nó họp thành một dân, nói một thứ tiếng. Chúng mới
khởi công mà đã như thế thì từ nay, chẳng có gì chúng định làm mà không làm được. Nào! Ta xuống
và làm cho tiếng nói của chúng phải xáo trộn, khiến chúng không ai hiểu ai nữa.” Thế là Ðức Chúa
phân tán họ từ chỗ đó ra khắp nơi trên mặt đất, và họ phải thôi không xây thành phố nữa. Bởi vậy,
người ta đặt tên cho thành ấy là Ba-ben, vì tại đó, Ðức Chúa đã làm xáo trộn tiếng nói của mọi
người trên mặt đất, và cũng từ chỗ đó, Ðức Chúa đã phân tán họ ra khắp nơi trên mặt đất.” (Theo
bản dịch Cựu Ước của NPDCGKPV).
. Theo thần thoại La Mã, là nữ thần đồng trinh của nền lò sưởi, nhà ở và gia đình.
. Sách Xuất hành trong Cựu Ước (The Book of Exodus 20:5): “Ngươi không được phủ
phục trước những thứ đó mà phụng thờ: vì Ta, Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, là một vị thần ghen
tương. Ðối với những kẻ ghét Ta, Ta phạt con cháu đến ba bốn đời vì tội lỗi của cha ông.” (Theo bản
dịch của NPDCGKPV)
. Ở đây tác giả dùng cách “chiết tự”: trong từ existence có từ tố ex có nghĩa là ở ngoài.
(Từ tố hay hình vị, là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa)