Tỉnh ra, trên mặt còn vương chút sầu.
Dịch thơ:
Muôn cay nghìn đắng đâu vô hạn,
Mồng chín ta vừa đến Liễu Châu;
Ngoảnh lại, hơn trăm ngày ác mộng,
Tỉnh ra, trên mặt vẫn vương sầu.(1)
NAM TRÂN dịch
TỈNH RA, TRÊN MẶT VẪN VƯƠNG SẦU
Không thể không u sầu, buồn khổ khi cứ bị giải liên miên hết nơi này
đến nơi khác, thật là muôn cay nghìn đắng, Bác chúng ta cũng là một con
người bằng xương bằng thịt như bao người, cũng buồn lắm chứ khi chưa
thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.
Lần này, từ nhà lao Lai Tân Bác bị giải đến Liễu Châu (2) vào ngày 9-
12-1942 đã được ghi trong nhật ký thơ Đáo Liễu Châu (Đến Liễu Châu):
Cửu nhật ngô nhân đáo Liễu Châu (Ngày mồng chín, ta đến Liễu Châu).
Những tưởng đến Liễu Châu, nơi đặt trụ sở nhiều cơ quan quan trọng của
chính quyền Trung Hoa dân quốc, trong đó có đại bản doanh của Bộ Tư
lệnh Đệ tứ chiến khu, hẳn là sự thể sẽ được giải quyết, cho nên mở đầu bài
thơ mới có câu: Thiên tân vạn khổ phi vô hạn (Muôn cay nghìn đắng không
phải là vô hạn) nhưng rồi… vẫn mờ mịt.
Tính từ ngày 29-8-1942 khi bị bắt ở Túc Vinh nay đến Liễu Châu thì
đã tròn 103 ngày. Bây giờ đây hồi cố, tức hồi tưởng, nghĩ lại, ngoảnh lại đã
trải qua hơn 100 ngày ác mộng: Hồi cố bách dư thiên ác mộng. Hơn 100
ngày gian nan, khổ cực, hơn 100 ngày liên tục bị giải từ Tĩnh Tây đến