Bốn câu thơ, hai câu đầu rõ là mùa thu đang đến, hai câu sau là tâm
trạng người tù, một tâm trạng thực Tù nhân bất quản thu lai vị (Người tù
chẳng kể thu đến hay chưa) đã phản ánh đúng hoàn cảnh và tâm trạng
người tù, làm nên thần thái bài thơ.
Từ tâm trạng bức bối tù đày, quá khứ trở về, hồi ức lại, từ đầu thu năm
ngoái đến đầu thu năm nay Khứ tuế thu, Kim niên thu mà thân phận con
người đã quá khác xa nhau:
Khứ tuế thu sơ ngã tự do
Kim niên thu thủ ngã cư tù.
(Năm ngoái đầu thu ta tự do
Năm nay thu đến ta trong tù)
Nhưng người tù Hồ Chí Minh không bao giờ dừng trước hoàn cảnh,
khuất phục hoàn cảnh, cho dù tâm trạng có bức bối, buồn sầu, uất ức đến
đâu vẫn vươn lên, vẫn ước mong, vẫn đặt hy vọng ở tương lai, ở phía trước,
vẫn thường trực trong mình luôn luôn vì dân tộc, vì tổ quốc. Chính vì thế
hai câu kết của bài thơ Thu cảm mang tinh thần lạc quan, trên ý nghĩa thời
gian, quá khứ có thể có ý nghĩa tương đương với hiện tại, tự hỏi mình, tự
đo lòng mình:
Ví bằng giúp ích cho dân tộc
Thu trước thu này, há kém nhau.
-----
(1) Đây là lần thứ hai Bác nhìn Bắc Đẩu nằm ngang. Lần đầu, mới vào
tù, một đêm lạnh Dạ lãnh không ngủ được, ngóng ra ngoài cửa sổ nhòm sao
Bắc Đẩu đã nằm ngang: Khuy song Bắc Đẩu dĩ hành thiên: