NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 243

Người nho nhã là người có dáng vẻ thanh tao, tao nhã, có học thức

(kiểu nho sĩ thời trước). Trong cảm quan, nhìn nhận của Bác, Khoa viên họ
Trần là người như thế. Nếu dịch là văn nhân e chưa sát nghĩa, văn nhân
cũng là người có học thức nhưng là để chỉ những người biết làm văn, làm
thơ (khách văn nhân). Khi bất ngờ gặp được người nho nhã, Bác hưng phấn
tự thổ lộ chân thực lòng mình, đó là, cả một năm nay chỉ Nhất niên chỉ kiến
binh hòa cảnh (Quanh năm chỉ thấy lính và cảnh sát), mà những người này
họ chỉ thực hiện chức năng công vụ một cách lạnh lùng, chỉ một mực xét
hỏi, khép tội. Cứ ngày này qua ngày khác, phải trực tiếp với họ, chẳng có
thiện cảm gì, chán ngấy, nay gặp được người tao nhã, thanh tao đến thăm,
tự mình thấy phấn chấn.

Bài tứ tuyệt đã dành đến ba câu để kể về con người, sự việc và tâm lý

rất thực, cũng là tâm lý thường tình như bất cứ ai:

Quanh năm thấy lính cùng cảnh vệ

Nay người nho nhã đến thăm ta

Lòng ta mừng gặp người nho nhã.

Nhưng cái bất ngờ, cái khác thường khi câu thơ thứ tư xuất hiện:

Ngã phát hắc phản lưỡng tam phân

(Mái tóc ta đen trở lại hai ba phần)

Phát hắc phản nghĩa là tóc xanh lại. Tóc biểu hiện rõ về tình trạng tinh

thần và thể chất con người. Khi tinh thần và thân thể bị đày đọa, tinh thần
bị giày vò cùng cực thì tóc nhanh bạc. Khi tinh thần và sức khỏe được cải
thiện thì tóc xanh lại dần. Quanh năm chỉ toàn gặp lính cảnh sát đày đọa
con người, tóc Bác đã bạc đi nhiều, nay gặp người nho nhã, dù chỉ lần đầu
tiên, tinh thần phấn chấn hẳn tóc xanh lại hai ba phần.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.