Tuy được ra ngoài đi lại nhưng cũng chỉ hạn định về thời gian. Vừa
mới đấy thôi, chỉ chốc lát, Ban trưởng đã gọi:
Phiến khắc dĩ văn Ban trưởng hám:
“Phản lai, bất chuẩn tái trì diên”.
(Chốc lát đã nghe Ban trưởng gọi to:
“Quay lại! Không được dềnh dàng nữa!”)
Về chữ hám theo cụ Trần Đắc Thọ có hai thanh: âm thanh và thượng
thanh. Tùy theo cách phát âm mà nghĩa có khác nhau. Đọc theo âm thanh
từ này có nghĩa là kêu, gọi, đọc theo thượng thanh từ này có nghĩa là Cao
giọng gọi gấp. Căn cứ vào ý nghĩa bài thơ, chữ hám cần được đọc theo
thượng thanh và phát âm là hảm. Vì vậy nếu dịch
喊 là quát hoặc gào thì
cần cân nhắc lại, bởi vào thời điểm này, Bác đã được hưởng chế độ ữu đãi,
các viên chức cao cấp của Đệ tứ rất tôn trọng Bác, lẽ nào Ban trưởng lại
hống hách quát hoặc gào như vậy.
-----
(1) Bản dịch khác của Quách Tấn:
Ngồi lâu mềm nhũn đôi chân
Hôm nay đi thử lắm phần lao đao
Đương đi nghe chúa ngục gào:
Hãy dừng lại, hãy quay vào, nhanh lên.