Nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ,
Muôn tơ vương vấn mộng sầu nay;
Ở tù trọn thân vô tội,
Hoà lệ thành thơ tả nỗi này. (1)
NAM TRÂN dịch
HÒA LỆ THÀNH THƠ TẢ NỖI NÀY
Theo cách truyền thống, phân tích, thẩm bình bài thơ thất ngôn bát cú
thường theo niêm luật: khai, thực, luận, kết. Với bài thơ Thu dạ (Đêm thu)
có thể tìm đến cách tiếp cận khác theo mạch tư duy và âm hưởng thơ
chăng.
Nếu chia đoạn, bài thơ được chia làm hai đoạn và có thể coi như hai
bài thơ tương đối độc lập, ý thơ và cách thức thể hiện khác nhau khá rõ rệt.
Bốn câu thơ đầu (đoạn 1, bài 1) kể và tả cảnh thực, cảnh như thế nào
kể và tả như thế ấy. Bên ngoài phòng giam lính gác cầm súng đứng trước
cửa (Chấp thương lập), trên trời mây tàn di chuyển theo vầng trăng lặn
Môn tiền vệ sĩ chấp thương lập/ Thiên thượng tàn vân bạng nguyệt phi. Có
một chút xót xa ẩn bên trong do cảnh tượng khêu gợi, nhưng qua đi rất
nhanh, nhường chỗ cho đùa vui trào phúng toát ra từ hai câu thơ nối tiếp
miêu tả cảnh bên trong phòng giam, vừa thực lại vừa hài, đó là lũ rệp bò
ngổn ngang như xe tăng và đàn muỗi lúc tụ lúc tán như máy bay: Mật sắt
tung hoành như thản khắc / Mân trùng tụ tán tự phi ky (cơ). Mộc sắt tiếng
Quảng Đông là con rệp, thản khắc: phiên âm tiếng Anh, tank là xe tăng, phi
ky (cơ) là máy bay. Ví con rệp là xe tăng, con muỗi là máy bay mặc sức
tung hoành tấn công người tù thì rõ ràng là trào phúng rồi. Trào phúng đã át
đi cái xót xa ban đầu, trào phúng đã chiếm lĩnh làm thành âm hưởng chủ
đạo của đoạn thơ.