NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 263

Phơi phới vì cảnh trời tươi đẹp sau cơn mưa. Phơi phới vì lẽ đời "hết

khổ là vui", hết tù tội là tự do. Phơi phới của người đã truyền sang cho vạn
vật. Người và cảnh hoà hợp, phơi phới là vậy.

Bài thơ được viết vào mùa thu 1943, chẳng bao lâu, Bác trở về với tự

do; chẳng bao lâu - hai năm sau - mùa thu 1945, Bác thay mặt quốc dân
đồng bào đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại vườn hoa Ba Đình, tuyên bố
trước thế giới: Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và
thực sự đã thành một nước tự do, độc lập:

Đất trời một thoảng thu màn ướt,

Sông núi muôn trùng trải gấm phơi;

Trời ấm, hoa cười chào gió nhẹ,

Cây cao, chim hót rộn cành tươi,

Người cùng vạn vật đều phơi phới

Hết khổ là vui vốn lẽ đời.

Bài thơ là một niềm vui, một niềm tin, một dự cảm trên cơ sở của một

cái nhìn biện chứng. Từ thực tế con người mà thể nghiệm thiên nhiên và từ
thiên nhiên để thể hiện lòng người. Cũng cần nói thêm, câu cuối của bài
thơ, nguyên văn là: Khổ tận cam lai lý tự nhiên (Hết khổ là vui vốn lẽ đời),
tưởng như triết lý của nhà Phật: hết đắng cay đến ngọt bùi, hết khổ đến
sướng. Sách Phật, chữ Phật giúp cho con người hướng thiện, nhưng lại
không chỉ ra hành động thực tế cho con người mà lại buông xuôi, nằm chờ.
Thơ Bác khẳng định lẽ thường tình trong đấu tranh. Cái nguyên lý định, cái
lý tự nhiên mà Bác nói đến mang một chất mới, một sinh khí mới - cái chủ
động của con người. Bài thơ chứng tỏ người làm thơ nắm chắc quy luật của
tạo hoá và làm chủ được tình thế dưới một cảm quan cách mạng, cảm quan
lịch sử sáng rõ, một tình cảm nhuần tươi cho nên bài thơ nói chân lý mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.