NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 266

Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

Dịch thơ:

Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp,

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;

Nay ở trong thơ nên có thép,

Nhà thơ cũng phải biết xung phong. (1)

NAM TRÂN dịch

NAY Ở TRONG THƠ NÊN CÓ THÉP

Bác Hồ làm bài thơ Khán “Thiên gia thi” hữu cảm này sau khi Ngã tố

tù thi bách kỷ niên (Thơ tù ta viết hơn trăm bài rồi).

Thiên gia thi (Thơ nghìn nhà) là tuyển tập những bài thơ cận thể và cổ

thể ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, dễ nhớ của các nhà thơ nổi tiếng đời
Đường, đời Tống, là sách nhập môn cho những người bắt đầu học làm thơ
mà Bác đã đọc. Tập thơ Thiên gia thi đã gợi cho Bác nhiều suy nghĩ, nhất
là Bác đã trải qua hai thực tế: thực tế tù đầy và thực tế làm thơ với biết bao
trăn trở, suy tư, cảm xúc, nghị lực, ý chí, tinh thần và trách nhiệm đối với
con người, đối với cuộc sống đã tạo nên những ý tưởng lớn cho bài Khán
“Thiên gia thi” hữu cảm.

Bài thơ bốn câu. Câu thơ đầu là lời nhận xét về thơ xưa - Cổ thi (thơ

cổ điển) Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ, nghĩa là Thơ xưa nghiêng về yêu
thích cảnh đẹp thiên nhiên. Câu thứ hai minh họa, bổ sung làm rõ nghĩa, đủ
ý cho câu một bằng sự liệt kê, cứ mỗi từ là một sự vật hoặc hiện tượng
thiên nhiên quen thuộc mà thơ xưa thường miêu tả vẻ đẹp của Sơn, thuỷ,
yên, hoa, tuyết, nguyệt, phong (Núi, sông, khói, hoa, tuyết, trăng, gió).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.