NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 273

Quốc, hai tướng Trương Phi, Quan Vũ được nhân dân rất sùng kính, là biểu
tượng đẹp đẽ, biểu tượng sống được lưu truyền, ai ai cũng biết.

Điều chắc chắn hình ảnh hai vị tướng để lại ấn tượng sâu đậm trong

tâm khảm Bác, nên từ trong tù nhìn ra thấy những ngọn cây lá tua tủa, Bác
đã tưởng tượng giống như khuôn mặt cương nghị của Trương Phi với bộ
râu quai nón oai hùng. Và, khi nhìn mặt trời đỏ rực, Bác liên tưởng đến tấm
lòng son sắt, trung nghĩa của Quan Vũ, liên tưởng đến mình cũng đang ấp ủ
lòng trung son sắt với Tổ quốc, với nhân dân, dù mình đang trong cơn hoạn
nạn nhưng lúc nào cũng hướng về Tổ quốc thân yêu.

Tổ quốc chung niên vô tín tức,

Cố hương mỗi nhật vọng hồi âm

(Tròn năm không được tin tức gì về Tổ quốc

Mong thư trả lời của quê nhà hàng ngày)

Thời gian ở trong tù, đã có mấy lần, mặc dù điều kiện ngặt nghèo, Bác

vẫn tìm được cách thông tin cho các đồng chí bên nhà, viết chữ bằng nước
cơm bên lề tờ báo Trung Quốc rồi gửi về nước, chỉ cần dùng Iốt bôi lên thì
nội dung sẽ hiện ra. Nhưng có thể do chế độ nhà tù quá nghiêm ngặt đối với
Bác, nên hồi âm không đến được với Bác, trong lúc ngày ngày ngóng trông
tin tức từ Tổ quốc, nên Bác đã gửi gắm nỗi lòng mình qua câu thơ chủ lực:

Tổ quốc chung niên vô tín tức.

Câu thơ được dịch là Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng, rất đáng tiếc từ

Tổ quốc được chuyển ngữ là Cố quốc. Tuy cố quốc cũng là nói Tổ quốc,
nhưng hai chữ Tổ quốc trong bài thơ có một ý nghĩa đặc biệt. Trong tập
Ngục trung nhật ký, khi nói về Tổ quốc Bác đã dùng: Việt địa (đất Việt),
Nam thiên (trời Nam), cố hương, non sông,… chỉ duy nhất một lần trong
bài thơ Tức cảnh này Bác mới dùng hai chữ Tổ quốc. Đây chính là nhãn tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.