NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 28

Đi khắp đèo cao, khắp núi cao,

Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao!

Núi cao gặp hổ mà vô sự,

Đường phẳng gặp người bị tống lao.

Câu thơ dịch Núi cao gặp hổ mà vô sự, nguyên câu thơ chữ Hán là

Cao sơn ngộ hổ chung vô dạng. Nếu dịch vô dạng là vô sự thì chưa chính
xác. Trước tai họa gặp hổ mà nói là vô sự, gặp sự nguy hiểm rồi đấy chứ.
Có nhà nghiên cứu cho biết vô dạng là lời người xưa hỏi thăm người gặp
nguy hiểm nhưng được yên lành không có chuyện gì xảy ra, nên vô dạng có
nghĩa là bình yên, yên ổn và đề nghị dịch là: Non cao gặp hổ mà yên ổn.

Nhà ngôn ngữ học Đào Thản có một nhận xét những câu thơ trên

"được cấu trúc giống như thể cách trình bày một quy tắc tam xuất kép
nghịch biến, có giá trị ghi nhận một thực tế éo le nhưng lại có tính quy luật,
một hiện tượng ad hoc (2) hiếm thấy trên đời”. Cái hiện tượng trái khoáy,
éo le, tương phản này vào thơ rất tự nhiên, nó phản ánh một thực tế ngoài
đời và cái thực tế này cứ được lặp đi lặp lại khi mà trật tự pháp luật bị bỏ
qua, công lý bị phớt lờ chỉ còn tồn tại mỗi một: tự ý và tuỳ ý của kẻ cầm
quyền.

-----

(2) Ad hóc có nghĩa là: chỉ riêng cho một trường hợp, một việc cụ thể

đó mà thôi (thuật ngữ mới du nhập vào từ ngữ tiếng Việt).

Luận là như thế đấy. Luận từ thực tế, từ sự thực. Còn Giải thì sao?

Giải cũng từ thực tế, từ sự thực 100%.

Ta là đại biểu dân Việt Nam,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.