Tìm đến Trung Hoa để hội đàm;
Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió,
Phải làm "khách quý" tại nhà giam!
Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng.
Lại bị tình nghi làm Hán gian;
Khổ thơ thứ hai và hai câu thơ đầu của khổ thơ thứ ba là giải bày cái
sự trái khoáy, éo le, tương phản, minh chứng cụ thể cho phần luận ở trên.
Một người ngay thẳng, sáng trong mang một sứ mệnh lớn tìm đến nước bạn
mà phải làm "khách quý" tại nhà giam thì rõ ràng đất bằng gây sóng gió.
Thực tại ấy không thể chấp nhận được, xã hội ấy hỗn độn đảo điên đến vô
cùng rồi, không còn phân biệt được đâu là người ngay, đâu là kẻ gian, thế
nào là tốt - xấu, phải - trái, đúng - sai. Đối tượng bị bắt đã nói rõ ràng mục
đích, vị thế của mình và xuất trình những giấy tờ, những căn cứ đảm bảo,
chứng minh là người lương thiện đang thực hiện những trọng trách vậy mà
vẫn bị bác bỏ thì trời đất này không còn gì để nói nữa. Câu thơ Nghĩ đáo
Trung Hoa kiến yếu nhân (3) (Định đến Trung Hoa gặp nhân vật trọng
yếu), Nam Trân dịch thơ: Tìm đến Trung hoa để hội đàm thì xa ý. Sau này
Trần Đắc Thọ dịch là: Định gặp yếu nhân của đất Hoa tuy sát ý hơn nhưng
lại yếu chất thơ. Còn câu thơ Khước bị hiềm nghi tố Hán gian (Thế mà bị
tình nghi là Hán gian) cùng với câu thơ Gián điệp hiềm nghi không niết tạo
(bày đặt ra trò tình nghi là gián điệp) trong bài thơ Bị bắt ở phố Túc Vinh
thì Hán gian hay Gián điệp là hoàn toàn do chính quyền Trung Hoa dân
quốc Tưởng Giới Thạch áp đặt, vu cáo, lập cớ để bắt, để giam đã hoàn toàn
bị bác bỏ.
-----
(3) Giáo sư Hoàng Tranh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội
Quảng Tây, Trung Quốc cho rằng: Câu "Nghĩ đáo Trung Hoa kiến yếu