nhân" chỉ rõ mục đích chuyến đi Trung Quốc lần này của Hồ Chí Minh.
Mục đích thực sự của chuyến đi này là đến Trùng Khánh gặp đoàn đại biểu
Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Chu Ân Lai dẫn đầu (Chu Ân
Lai là bạn cũ của Hồ Chí Minh khi còn ở Pari đầu những năm 20 của thế kỷ
XX. Trong thời kỳ đại cách mạng của Trung Quốc, Hồ Chí Minh và Chu
Ân Lai lại gặp nhau và cùng công tác ở Quảng Châu) để trao đổi ý kiến về
thời cuộc. Qua bài thơ Hồ Chí Minh đã công khai nói rõ mục đích của
chuyến đi là đến Trùng Khánh gặp các nhân vật quan trọng của Chính phủ
Trung Hoa Dân quốc. Trong giới thiệu của phân hội Việt Nam Hiệp hội
quốc tế chống xâm lược có ghi rõ: "Nay cử Hồ Chí Minh đến yết kiến
Chính phủ Trung Quốc, mong được sự giúp đỡ trên lộ trình, không gây khó
dễ".
Từ việc bị bắt, bị giam trớ trêu này đã dẫn đến phải nghĩ, phải ngẫm
đến cách xử thế mà hai câu kết bài thơ đã thể hiện:
Xử thế từ xưa không phải dễ,
Mà nay, xử thế khó khăn hơn.
Đã có nhà nghiên cứu cho rằng bài thơ Thế lộ nan (Đường đời hiểm
trở) có giá trị tố cáo. Hồ Chí Minh đã lớn tiếng tố cáo chế độ Tưởng Giới
Thạch. Thiết nghĩ dụng ý tố cáo không phải là chủ đề bài thơ, không phải ý
tưởng nhà thơ. Mà, có lẽ trước cái thực tế nghịch lý, nghịch cảnh mà mình
đang chịu đựng, Bác Hồ ngẫm nghĩ đến cách ứng xử đúng với vị thế của
mình, bảo vệ được mình và làm sao cho nhà cầm quyền phải nhận rõ và trả
lại tự do cho mình. Bài thơ có chút hài hước, có chút u-mua và có giải bày
sự thực để rút ra cách ứng xử, còn khách quan bài thơ có ý tố cáo hay
không lại là chuyện khác.
Từ luận đến giải rồi ngẫm là mạch thẳng, là lô gíc của một tư duy thơ
mạch lạc, rõ ràng, khúc chiết.