NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 67

tù nhân phải chịu đựng thì khi đọc bài Nạn hữu đích chỉ bị (Chiếc

chăn giấy của người bạn tù) ta sẽ hiểu kỹ càng hơn, càng cảm thương
những người tù. Trong cái cùng cực, cái khó ló cái khôn, mà cũng phải nói
là khá độc đáo, người tù đã làm cái việc chống đỡ với cái rét lạnh để tồn tại,
lấy những tờ giấy của những quyển sách cũ và cả sách mới bồi chắp lại để
có được cái chăn bằng giấy, che chắn cho cơ thể, đắp cho ấm một chút, vẫn
còn hơn là không có chăn.

Cựu quyển, tân thư tương bổ xuyết,

Chỉ chiên do noãn quá vô chiên;

(Quyển xưa, sách mới bồi thêm ấm,

Chăn giấy còn hơn chẳng có chăn;)

Trước cái cùng khổ ấy, tác giả tự ngẫm, tự nghĩ, tự nói với chính mình

và khách quan như một lời nhắn gửi đến những người đang hưởng cái sung
sướng: “Giường ngọc, trướng gấm” có biết chăng, có cảm thông được cái
khổ cực này không? Và, có lẽ không chỉ dừng ở đấy mà còn ngầm nói cả
với đối tượng đã tạo sự cùng cực này.

Từ bài thơ Nạn hữu đích chỉ bị (Chiếc chăn giấy của người tù) cho ta

thấy một cái nhìn, một tấm lòng, một thái độ, một bài học, sống giữa khổ
đau cùng cực của cái thế giới cùng khổ ấy, cần phải hết sức chắt chiu lấy sự
sống, cần nâng niu vun đắp, gìn giữ, bảo vệ sự sống dù chỉ là những cố
gắng nhỏ, dù chỉ là những cố gắng tội nghiệp, như việc bồi chắp một chiếc
chăn bằng giấy.

Nhật ký cho chính mình là như vậy.

-----

(1) Bản dịch của Hoàng Ngân:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.