NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 70

Mười phần chỉ thu hoạch được vài ba phần.

Dịch thơ:

Vùng này tuy rộng, đất khô cằn,

Vì thế nhân dân kiệm lại cần

Nghe nói xuân nay trời đại hạn,

Mười phần thu hoạch chỉ đôi phần.(1)

NAM TRÂN và BĂNG THANH dịch

MƯỜI PHẦN THU HOẠCH CHỈ ĐÔI PHẦN

Long An - Đồng Chính cách nhau 30km cùng nằm trên lưu vực sông

Hữu Giang. Hai huyện đất đai tuy rộng nhưng cằn cỗi. Năm ấy, 1942, cuối
tháng 10 đầu tháng 11, Bác bị giải từ Long An đến Đồng Chính. Năm ấy,
vùng này bị hạn hán nặng, mất mùa, đời sống nhân dân gặp khó khăn. Trên
đường bị giải, Bác tận mắt thấy cảnh vật và nhận, biết đời sống con người ở
nơi đây quá khó khăn.

Bài thơ Long An - Đồng Chính hiện thực đến từng chi tiết. Để hiểu bài

thơ và ý nghĩa của nó cần hiểu cặn kẽ một số từ và cách biểu hiện của tác
giả. Những từ tác giả dùng là từ của đời thường, thông dụng. Chẳng hạn
như thổ là đất, thổ địa là đất đai, ruộng đất; bần là nghèo, không đủ; bần đi
với thổ địa là để chỉ đất đai, ruộng đất cằn cỗi, bạc mầu. Đất đai đã thế lại
gặp đại hạn tức trời nắng khô, không mưa, đồng ruộng nứt nẻ ảnh hưởng
đến sản xuất, hậu quả là Thập phân thu hoạch lưỡng tam phân (Mười phần
thu hoạch chỉ vài ba phần). Những vùng đất như thế này, làm lụng khó
khăn chồng khó khăn, hậu quả dẫn đến đời sống sinh hoạt cũng cực kỳ khó
khăn. Chính cái hoàn cảnh khắc nghiệt đó tạo nên tính cách người dân phải
kiệm (tằn tiện, tiết kiệm), phải cần (chịu khó, siêng năng, cần cù). Sở dĩ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.