NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 77

Nên mời thiếp đến tạm ở tù.

Dịch thơ:

Biền biệt anh đi không trở lại,

Buồng the trơ trọi, thiếp ôm sầu;

Quan trên xót nỗi em cô quạnh,

Nên lại mời em tạm ở tù. (1)

NAM TRÂN dịch

NÊN LẠI MỜI EM TẠM Ở TÙ

Đúng là khi đọc bài thơ Trưng binh gia quyến (Gia quyến người bị bắt

lính) bộc lộ rõ cái phi lý, phi nhân của một chế độ xã hội. GS. Hoàng
Tranh, Trung Quốc đã viết: “Trên đường bị giải đi, Hồ Chí Minh đã chứng
kiến một thực trạng xã hội: bọn phản động Quốc dân đảng cần bắt lính
nhiều để phục vụ nhu cầu chiến tranh, đàn ông trai tráng ồ ạt bỏ trốn. Nhà
cầm quyền không bắt được lính bèn nhốt giam thân quyến của các đối
tượng phải đi lính”. Nhưng từ đó để đi đến kết luận cảm hứng chủ đạo của
bài thơ là cảm hứng tố cáo, cảm hứng kết án như trong một số bài viết thì
cũng cần cân nhắc, xem xét lại. Cái cảm hứng chủ đạo, cảm hứng chính của
bài thơ không phải thế, có lẽ cảm hứng thương cảm, châm biếm mỉa mai thì
đúng hơn.

Người chồng trốn lính, trốn biệt Lang quân nhất khứ bất hồi đầu (Biền

biệt chàng đi không trở về). Dưới thời Trung Hoa dân quốc trưng binh, đi
lính là một nỗi khiếp sợ của người dân, đi lính là đi vào chỗ chết oan uổng,
chỉ để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của bọn thống trị mà thôi, (chứ không phải
chỉ phục vụ nhu cầu chiến tranh) cho nên việc trốn lính của người dân là
khá phổ biến để giữ lấy mạng sống của mình. Cái trớ trêu là ở chỗ, để đối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.