NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 78

phó lại việc người chồng trốn lính, nhà cầm quyền bắt vợ bỏ tù - tù thay,
nhưng lời thơ, giọng thơ không gay gắt chút nào chỉ là lời thổ lộ của người
vợ và sự cảm thông, cảm thương, chia sẻ. Cảm thương về nỗi độc bão sầu,
một mình ôm sầu, cô quạnh vò võ chốn phòng khuê, cảm thương về thân
phận người phụ nữ chân yếu tay mềm, vô tội bị bắt tù thay. Tứ thơ xuất
phát từ mạch trữ tình, giàu cảm xúc nên tạo ngay được sự đồng cảm, đồng
tình của người đọc. Cái trớ trêu của thực tế đã kết hợp với bi kịch trong tâm
trạng và hoàn cảnh của người vợ tạo nên sự đối lập vừa bi thương, bi kịch
vừa hài hước, và đã đẩy cái bi thương, bi kịch lên đến đỉnh gây phản ứng
mạnh trong tâm lý người đọc.

Trong bài thơ này có hai từ cần được chú ý, phân biệt cho rõ, đó là từ

thiếp ở câu 2 và từ dư ở câu 3, câu 4. Thiếp là lời người vợ xưng hô với
chồng, còn câu 3, câu 4 có hai từ dư (cùng nghĩa) cũng là lời người vợ,
nhưng là để xưng hô với người khác, có thể là những nạn hữu, bạn tù cùng
cảnh với chồng. Trần Đắc Thọ có một nhận xét: “Bài thơ có chất giọng trào
phúng, giấu rất kín dưới những từ ngữ “đài các”, “quý phái” của thơ
Đường”.

Có thể khẳng định rằng, giọng điệu bài thơ là giọng điệu trữ tình đã

được nhanh chóng chuyển qua hài hước, mỉa mai đẩy cái bi tới cao trào
bằng lời lẽ từ tốn, nhỏ nhẹ, mềm mại và thâm thúy, chua chát, xót xa, gây
nên phản ứng sâu sắc trong người đọc. Cứ thử đọc lại bài thơ xem:

Biền biệt anh đi không trở lại,

Buồng the trơ trọi, kiếp ôm sầu;

Quan trên xót nỗi em cô quạnh,

Nên lại mời em tạm ở tù.

Cười ra nước mắt. Bản chất của chế độ lộ nguyên hình, công lý, nhân

quyền bộc lộ từ những chuyện phi lý, phi nhân nhất. Luật pháp chỉ bảo vệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.