NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 81

Làm trai đến thế cũng hào hùng!

Dịch thơ:

Ăn cơm nhà nước ở nhà công,

Lính tráng thay phiên đến hộ tòng;

Dạo núi chơi sông tùy sở thích,

Làm trai như thế cũng hào hùng!(1)

VĂN TRỰC và VĂN PHỤNG dịch

LÀM TRAI NHƯ THẾ CŨNG HÀO HÙNG

Đã vào tù thì đương nhiên ăn cơm nhà nước ở nhà công, nơi bị giam

có lính gác, khi bị giải thì lính thay nhau áp giải từ nơi này đến nơi khác.
Đối với Bác cũng vậy, có khác chăng là ở chỗ, Bác “bị” tình nghi là Hán
gian nên càng cẩn mật, chặt chẽ hơn.

Cứ như trong bài thơ Giải trào thì mỗi khi Bác bị giải đều do quân

cảnh (cảnh sát quân đội) áp giải, quân cảnh của huyện này áp giải tới huyện
tiếp sau, cứ như thế luân ban (thay phiên nhau), đổi ca là thông thường. Sự
thật đúng như vậy.

Nhưng nào có vậy, và cứ như vậy thì cũng chẳng có thơ được. Sở dĩ

thành thơ là từ sự thật bị hành hạ ấy, tác giả mỉm cười, đẩy mình lên thành
nhân vật quan trọng, như một sự hóa thân, rồi tự mình cười mình. Trong
thơ gọi là tự trào đấy, lấy mình ra làm đối tượng, tự mình cười mình, tự
mình giễu mình, bài thơ trở nên đa nghĩa, nghĩa và ý nghĩa của nó rộng
hơn, xa hơn với ý nghĩa thực, nghĩa ban đầu.

Cách diễn đạt của thơ đâu còn là người tù. Này nhé, ăn, ở do nhà nước

lo, đi lại thì có lính của nhà nước khứ hộ tòng (đi theo hộ vệ) chẳng khác gì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.